Phạt đến 1 tỷ đồng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Văn bản số 14/VBHN-BTNMT ngày 16/5/2022 về việc hợp nhất Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Văn bản quy định, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai như phân lô bán nền không đủ điều kiện, lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép… với mức phạt cao nhất là 1 tỷ đồng.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Văn bản 14/VBHN-BTNMT hợp nhất Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có hiệu lực kể từ ngày 5/1/2020, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, có hiệu lực kể từ ngày 6/1/2022.

Theo đó, với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, hoặc đủ điều kiện nhưng chưa được UBND cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai thì áp dụng các mức phạt tiền từ 20- 50 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha.

Phạt từ 50 – 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha… Mức phạt cao nhất là 200 – 500 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 3 ha trở lên.

Với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì mức phạt thấp nhất là 50 triệu đồng (đối với vi phạm dưới 0,5 ha), cao nhất là 1 tỷ đồng (đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta trở lên).

Riêng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài bị phạt tiền, chủ đầu tư vi phạm phải làm thủ tục trình UBND cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của UBND; buộc phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều kiện quy định; phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt.

Cũng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những trường hợp không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản thì hình thức và mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm.

Theo đó, từ sau 50 ngày đến 6 tháng: phạt tiền 10 – 30 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; từ 30 – 50 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; từ 50 - 100 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

Vi phạm trong thời gian 6 - 9 tháng: Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; từ 100 – 300 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên. Vi phạm từ trên 9 - 12 tháng, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng; từ 12 tháng trở lên, mức phạt đến 1 tỷ đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

Thời gian vi phạm được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Nếu trong một dự án mà chủ đầu tư vi phạm ở nhiều mức thời gian khác nhau đối với các căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất khác nhau thì tính tiền phạt theo từng mức phạt, nhưng tổng số tiền phạt không được vượt quá 1 tỷ đồng. Đồng thời, buộc chủ đầu tư nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận theo quy định...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng quy định rõ mức phạt tiền cho nhiều trường hợp vi phạm đất đai khác. Trong đó, có quy định phạt tối đa đối với cá nhân lấn, chiếm đất chưa sử dụng là không quá 500 triệu đồng, và phạt không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm. Ngoài ra, sẽ buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm…

Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án sau kiểm toán, thanh tra

Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án sau kiểm toán, thanh tra

(PLVN) - Đến ngày 31/8/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án (chấm dứt một phần đối với 14 dự án đầu tư và chấm dứt toàn bộ 3 dự án đầu tư) sau khi rà soát các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ qua kết quả kiểm toán, thanh tra.
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Các quận, huyện triển khai xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thế nào?

(PLVN) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và dự kiến trình các cấp có thẩm quyền vào tháng 10-11/2023. Vậy các quận, huyện đã và đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lập quy hoạch chung Thủ đô thế nào?
Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: Quochoi.vn)

Thường vụ Quốc hội đặc biệt lưu ý vấn đề chung cư mini khi thảo luận Dự án Luật Thủ đô

(PLVN) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ rõ, thực tế phát triển nội đô tại Hà Nội thời gian qua, nhất là sau vụ việc đau lòng cháy chung cư mini tại Khương Hạ cùng với việc tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ khác kiểu chung cư mini cho thấy việc định hướng xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát.
Hình ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng thông tin việc triển khai cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại Hà Nội, TP HCM

(PLVN) - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin, nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm, quyết liệt thực hiện công tác này...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

(PLVN) - Việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo được ghi trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2045; bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện trường vụ cháy.

Bộ Xây dựng nói về vụ cháy 'chung cư mini': Địa phương buông lỏng quản lý trong cấp phép xây dựng

(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, giấy phép xây dựng cấp cho ông Nghiêm Quang Minh (chủ nhà bị cháy), ghi rõ “được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ” cao 6 tầng, trong đó không mô tả cụ thể nhà này có nhiều “căn hộ” hay không. Thực tế, ngôi nhà bị cháy là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (cho thuê, hoặc bán), gồm 9 tầng với 45 “căn hộ”, người dân quen gọi “chung cư mini”.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu.

Tránh bán bất động sản du lịch như bán nhà ở

(PLVN) - Ngày 15/9, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Kinh doanh bất động sản (BĐS) du lịch - Những vấn đề pháp lý đặt ra”, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “BĐS du lịch - Lý luận và thực tiễn”.
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ

Nỗi lo 'cư dân mạng' sống tại chung cư mini

(PLVN) - Ngay sau khi vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra, nhiều "cư dân mạn" đã thể hiện nỗi lo sợ khi sống tại chung cư mini.
Một góc đô thị huyện Gia Lâm.

Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm

(PLVN) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP Hà Nội mới có thông báo về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 13) Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.