“Oan hồn trinh nữ” trong chung cư triệu đô ở Sài Gòn?

(PLO) - Tọa lạc ngay trung tâm thành phố HCM, nhưng chung cư 727 như bối cảnh của một bộ phim ma. Nhất là gần đây, chung cư nổi tiếng vì những lời đồn đoán ly kỳ xuất hiện hồn ma trinh nữ.
Tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo (Phường 1, Quận 5, TP.HCM), chung cư 727 vốn là khách sạn Building President đã tồn tại hơn 50 năm qua đang ngày càng xuống cấp, gây quan ngại về an toàn tính mạng cho những cư dân đang bám víu, khiếu kiện về chính sách bồi thường giải tỏa. 
Nhiều căn hoang vắng đầy rác, chứa đựng vẻ âm u lạnh lẽo. Người lạc vào đây dễ rợn tóc gáy khi nghe những huyền thoại ly kỳ về lịch sử cao ốc này.
Chung cư 727 tọa lạc ngay trung tâm TP.HCM.
Chung cư 727 tọa lạc ngay trung tâm TP.HCM. 
Những  trùng hợp của “con số 13”
Từ những năm 1960, tỉ phú Nguyễn Tấn Đời san phẳng dãy phố trên đường Trần Hưng Đạo để xây dựng một khách sạn cao tầng tên Building President. Tuy kiến trúc đơn giản nhưng cao ốc này được đầu tư cả chục triệu đô và trở thành cao ốc đồ sộ lớn nhất, cao nhất Sài Gòn thời điểm đó. Khách sạn gồm 6 tòa nhà đều cao 13 tầng có tổng cộng 530 phòng.
Con số 13 làm nhiều người quan ngại nhưng ông Đời bỏ qua và cho xây theo đúng bản vẽ. Giai thoại truyền miệng nói rằng, ngay khi đặt những viên gạch cuối cùng của tầng 13 thì hàng loạt sự cố nghiêm trọng chết người xảy ra. 
Án mạng liên tiếp khiến tầng 13 không thể hoàn thành kịp tiến độ, chính quyền chế độ cũ đánh tiếng vào cuộc điều tra nên công trình tạm ngưng để thuê thầy pháp hóa giải. Theo lời thầy pháp, ông Đời cho người đến các bệnh viện mua xác bốn trinh nữ đem về chôn ở bốn góc của khách sạn để trấn thì công trình mới hoàn thành.
Tòa nhà vừa xây xong, Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở Sài Gòn đã thuê toàn bộ cao ốc để đóng quân. Chỉ với hợp đồng này, chủ tòa nhà đã thu hồi được vốn đầu tư, cộng thêm khoản lợi nhuận lớn và những trang thiết bị hiện đại (sau khi hết hạn thuê) do người Mỹ lắp đặt để phục vụ cho những sĩ quan cao cấp của quân đội viễn chinh trú ngụ. Tuy nhiên, lính Mỹ chỉ ở đến tầng 11, tầng 12 thì cải tạo thành quán bar, nhà hàng còn tầng 13 thì đóng cửa bỏ hoang.
Sau khi giải phóng Sài Gòn, chung cư này được thành phố tiếp quản, làm nhà ở cho các cán bộ, công nhân viên. Từ năm 2002, do chung cư xuống cấp nghiêm trọng, UBND TP đã có chủ trương di dời các hộ dân. 
Vì nhiều lý do, mãi đến năm 2008 mới bắt đầu xúc tiến việc bồi thường, di dân. Đến nay, sau nhiều đợt di dời còn một số hộ dân bám trụ, khiếu kiện về giá bồi thường, chính sách tái định cư. 
Mặt tiền xuống cấp của chung cư 727.
Mặt tiền xuống cấp của chung cư 727. 
Chính trong thời gian này, những truyền thuyết kỳ bí trên đã lan tỏa. Nhiều câu chuyện mới chắp nối về bóng ma trong cao ốc này đã xuất hiện. Một thanh niên đã chia sẻ cảm giác của mình trên facebook sau khi cùng một người bạn đi tìm “sự thật liêu trai” ở chung cư rệu rã này như sau: 
“Trong một buổi tối trời mưa, vào khoảng 22h30 chúng tôi có hai người mang theo máy ảnh đi từ tầng 1, xuyên qua các dãy phòng âm u đổ nát và hành lang lạnh lẽo không có ánh điện đến tầng thứ 9. Mọi thứ đập ngay vào mắt chúng tôi như bộ phim kinh dị khi tất cả dường như đã được sắp đặt từ những chiếc hộp đựng đồ cũ nát, những con số như biết nói, tiếng nước chảy ở trần nhà, cảm giác như đi vào một lâu đài ma. 
Khu rất ít người sống, càng lên cao lại càng ít và có khi cũng chẳng thấy bóng người nào mà chỉ nghe tiếng bước chân của chính mình vọng lại từ đầu đến cuối đường. Những hình ảnh, cảm nhận ban đầu cũng đủ khiến ớn lạnh chứ chưa cần đi sâu vào những lời đồn thổi mang tính liêu trai tại chung cư 727 Trần Hưng Đạo lạnh lẽo ấy”.
Giao nhà rồi biết đi đâu?
Để làm sáng tỏ những lời đồn này, chúng tôi đã thử thâm nhập vào chung cư ma ám. Chưa kịp đưa xe vào chỗ, từ bãi giữ xe ở tầng trệt, chúng tôi đã thấy rõ mồn một cảnh hoang tàn, đổ nát ở cụm chung cư. Chiếc cầu thang sắt từ tầng 1 đến tầng 10 đã bị phong tỏa do mục nát vương vãi đầy rác với ruồi nhặng và mùi xú uế. Nhiều mảng tường bê tông bị bong tróc, thậm chí cột bê tông nứt toác lòi cả cốt thép ra ngoài. Biển cảnh báo: “Cấm lại gần! Khu vực nguy hiểm” được dán ở khắp nơi.
Tường bong tróc, bê tông nứt toác lòi cả cốt thép.
Tường bong tróc, bê tông nứt toác lòi cả cốt thép. 
Tôi đánh bạo bước lên cầu thang bộ nhỏ hẹp lờ mờ dù ngoài trời đang nắng gay gắt. Cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt là những dãy hành lang hẹp, dài hun hút đi qua những phòng bỏ hoang với cửa chính, cửa sổ bị tháo gỡ. 
Đến tầng 4, tôi giật mình khi thấy chữ: “MA” rõ to giữa lối lên. May mắn sao tôi gặp ông Nguyễn Lộc Thành - một cư dân (cùng với tám người thân) còn đang bám víu căn hộ 1025 rộng chưa đầy 25m2 ở tầng 10. 
Ông Thành giải thích chữ “MA” này do một đoàn làm phim vẽ để quay phim. Bộ phim ghi những cảnh nhếch nhác, hoang tàn đến đáng sợ và do phim chứa nhiều cảnh bạo lực, kinh dị nên không được phép phát hành. Đến căn hộ của ông Thành, cả đàn chó nhảy xộc ra gầm gừ đón tiếp, chúng tôi hỏi nửa đùa, nửa thật: “Chung cư này ghê lắm sao mà phải nuôi nhiều chó như vậy?”. 
Chữ MA nằm giữa cầu thang rất rùng rợn.
Chữ MA nằm giữa cầu thang rất rùng rợn. 
Ông Thành điềm đạm giải thích: “Tôi sống ở đây đã hơn 20 năm rồi. Tôi thường hay về giữa khuya, nhưng có thấy, có nghe gì đâu? Có thể trong đêm khuya có những tiếng động của mèo, chuột đuổi nhau, tiếng mèo hoang kêu đã khiến nhiều người sợ hãi càng thổi phồng về câu chuyện liêu trai ở đây”.
Hàng xóm của ông Thành là nghệ sĩ cải lương Nguyệt Hồng (tên thật là Hồ Thị Kim Hồng) đã sống ở chung cư này trên 15 năm nhìn nhận: “Những ngày đầu vào ở, nghe kể chuyện ma cũng hơi sợ, nhưng thú thật đến lúc này không còn sợ chuyện đó. Bây giờ đáng lo là chuyện an toàn tính mạng. Chúng tôi sợ lắm chứ, sợ cảnh tượng hôi hám, ô nhiễm; sợ nạn bọn xì lẻn thường vào chung cư phê thuốc…”. 
Chỉ qua người mẹ già của ông Thành nay đã 80 tuổi, bà Hồng nói tiếp: “Nhiều năm qua, bác không hề bước xuống đất vì ở cao chót vót nhưng chung cư không có thang máy. Ngay trong chuyện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cũng phiền phức. Hớt tóc phải trả thêm tiền mời thợ đến tận nhà. Khổ lắm chú ơi, nhưng cũng phải cố chịu vì giao nhà rồi biết đi đâu, khi một hộ chỉ được bồi thường khoảng 150 triệu đồng”.
Ông Thành, nghệ sĩ Nguyệt Hồng vốn là cán bộ của Nhà hát Trần Hữu Trang và khoảng 50 hộ khác vẫn tiếp tục sống ở chung cư chờ sập với mong muốn được giải quyết thỏa đáng quyền lợi khi giao nhà. Vừa qua, vì chuyện không giao mặt bằng, mẹ ông Thành chỉ nhận được giấy mừng thọ (từ năm 2007) nhưng chế độ bảo hiểm, trợ cấp hàng tháng bị cắt; hộ ông Võ Văn Di bị cắt chế độ của gia đình liệt sĩ và gần 10 hộ dân khác sống trong bóng tối do điện lực cắt dây, tháo đồng hồ… “Nhiều buổi tiếp xúc, họ còn lấy chuyện ma ra dọa, hù chung cư sắp sập “đánh” vào tâm lý để chúng tôi giao nhà” - nghệ sĩ Hồng kể.../.                  
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.