Nguy cơ khôn lường từ nạn 'thổi giá' trong đấu giá đất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nạn “thổi giá” khi đấu giá đất thời gian qua đã được phát hiện, phản ánh nhiều lần tại một số địa phương như TP HCM, Hà Nội. Đã đến lúc phải có biện pháp xử lý dứt điểm.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng đã có những nhận xét được đánh giá rất thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật: “Hiện tượng trả rất cao một số lô rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường. Việc mua đi, bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức”.

Hơn tháng qua, một số phiên đấu giá đất tại ngoại thành Hà Nội xôn xao dư luận, “rung chuyển” thị trường. Một số cuộc thu hút hàng nghìn hồ sơ tham dự, gấp hàng chục lần số lô đất bán ra. Có phiên đấu giá xuyên đêm, lô cao nhất trúng với giá hơn 133 triệu đồng một m2; gấp 18 lần mức giá khởi điểm. Thực tế, tất cả những lô đất được “thổi giá” đều đã bị bỏ cọc.

Theo Bộ Xây dựng, tình trạng “thổi giá” đất vừa qua bị tác động bởi một số nguyên nhân: Mức khởi điểm phù hợp thu hút nhiều người tham gia, số tiền đặt cọc thấp, nhiều băng nhóm đầu tư chuyên nghiệp tham gia “thổi giá” rồi bán lại ngay để trục lợi.

Nếu không có các biện pháp dẹp vấn đề này, sẽ tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, cung - cầu nhà ở, thị trường bất động sản.

Hệ lụy đầu tiên là giá đất bị “thổi” có thể được lấy làm thông tin tham chiếu, xác định và tạo mặt bằng giá mới cao hơn thực tế. Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản. Giá đất tăng sẽ làm chi phí đầu vào, giá bán bất động sản tăng theo. Các DN khó có cơ hội đầu tư dự án bất động sản giá bình dân, mà buộc phải làm nhà cao cấp mới có thể thu hồi vốn.

Chưa hết, còn có hệ lụy nguồn cung trong tương lai có thể bị hạn chế khi những cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản làm ăn chân chính không còn muốn phát triển dự án, sản phẩm nữa. Nạn “thổi giá” đất còn gây khó cho thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư với các dự án sử dụng vào mục đích công cộng. Người có đất bị thu hồi cũng dễ bị kích động, có thể khiếu nại và đòi bồi thường cao hơn, gây mất ổn định xã hội.

Để dẹp nạn “thổi giá” khi đấu giá đất, Bộ Xây dựng đề xuất nguyên tắc xử lý tận gốc là hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đấu giá đất, như tăng tiền đặt cọc, xác định giá khởi điểm sát thị trường, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, sàng lọc người tham gia để hạn chế đối tượng có mục đích đầu cơ; có chính sách đánh thuế riêng với trường hợp đứng tên nhiều nhà đất, mua đi, bán lại nhà đất nhiều lần trong thời gian ngắn để trục lợi…

Những đề xuất trên của Bộ Xây dựng được dư luận đồng tình. Thậm chí một số ý kiến cho rằng cần có những quy định nghiêm hơn nữa, như cấm người bỏ cọc tham gia đấu giá đất trong nhiều năm, ngoài mất tiền cọc còn bị phạt tiền; rút ngắn hơn nữa thời gian nộp tiền sau khi công bố kết quả đấu giá, không cho các đối tượng “thổi giá” “lướt sóng”, gây nhiễu loạn thị trường, làm tiền người có nhu cầu thực. Cần làm chặt như vậy, để thị trường bất động sản được ổn định, phát triển ngày càng lành mạnh; đảm bảo công bằng xã hội và quyền có nhà ở của mọi công dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.
Khu chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D.

Hải Phòng quyết định ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

(PLVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng mới chủ trì buổi kiểm tra thực địa và họp nghe báo cáo về tình hình quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố, nhằm tìm giải pháp bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói về việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận

(PLVN) - Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân khi ông trả lời phỏng vấn với PV Báo Pháp luật Việt Nam về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Mẫu sổ hồng mới. (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/8/2024 chính thức có mẫu “sổ hồng, sổ đỏ” mới

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, mẫu sổ đỏ/ sổ hồng mới từ ngày 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên.

Hải Phòng công khai giá nhà ở xã hội

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 335 ngày 26/7/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo thủ tục của người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP, Sở Xây dựng Hải Phòng đã thông tin về các Dự án NƠXH, trình tự thủ tục và đối tượng, điều kiện mua NƠXH.
UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.