Nghịch lý thản nhiên tồn tại

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một khu đô thị sinh thái ở Hải Dương mà chứa trong lòng nó đến 5.000 tấn rác dạng phế liệu “trơ gan cùng tuế nguyệt” không xử lý được.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xây dựng nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn, một chính sách tốt đẹp mang lại sự an sinh cho người lao động và cả sự tái tạo sức lao động, ổn định nguồn nhân lực sản xuất, phát triển kinh tế. Thế nhưng, người lao động – đối tượng ưu tiên số 1 thụ hưởng chính sách này lại vô cùng khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội. Điều này được minh chứng qua các trường hợp cụ thể ở Bắc Ninh, Bình Dương. Người lao động phải trả “chênh lệch” cao hơn giá quy định, phải chờ rất lâu không nhận được nhà vì chậm tiến độ, trong khi vẫn phải nai lưng làm để trả lãi ngân hàng, thậm chí họ phải thuê nhà ở chính những căn nhà lẽ ra là của họ nhưng bị người khác mua rồi cho họ thuê.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội giải quyết đơn của 100 hộ dân ở quận Long Biên khiếu nại về việc lấp hồ tự nhiên 1,2ha để làm nền, xây nhà. Đơn thư của họ đã gửi đến chính quyền quận Long Biên, TP Hà Nội nhưng không được giải quyết và họ phải “kêu” đến Thanh tra Chính phủ. Ngay cả việc lấp hồ này họ cũng không hề được biết và chỉ biết được qua thông tin báo chí.

Tại Bình Định, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao vừa phải thu hồi lại công văn ký chưa ráo mực về việc “truy tìm” người cung cấp thông tin, hình ảnh những xe cơ giới thi công trong khuôn viên tháp cổ nghìn năm. Đó là động thái phi văn hóa trong một cơ quan văn hóa.

Hàng chục ha đất bị giao trái pháp luật cho một người nguyên là cán bộ Tỉnh ủy Đắk Nông mà trầy trật mãi không thể thu hồi được.

Điểm qua một vài sự việc xảy ra ngay trong thời điểm hiện tại này để thấy những cách ứng xử với môi trường, với pháp luật, với chính sách và quan hệ giữa người với người trong xã hội chúng ta để thấy những nghịch lý cứ thản nhiên tồn tại và gây ra những bất ổn trong lòng xã hội. Chẳng lẽ việc tuân thủ pháp luật chỉ người dân phải thực hiện thôi sao. Sự mẫu mực, làm gương và thậm chí cả liêm sỉ nữa ở đâu rồi?

Không nên và không thể để những nghịch lý đó tồn tại và tiếp diễn trong mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh được!

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.