Ngân hàng Việt đón “sóng 4.0”

(PLO) - Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 vừa diễn ra với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) đồng tổ chức vừa qua thu hút được sự quan tâm của đông đảo lãnh đạo ngân hàng và công nghệ tham gia. 

Báo cáo về “Dịch vụ Ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” khảo sát bởi Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) năm 2017 cho thấy, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% trong năm 2015.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng đánh giá các ngân hàng Việt Nam hiện đang có sự chuyển động tích cực theo các xu hướng công nghệ mới. Đó là, sự chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, tăng trải nghiệm khách hàng với những sản phẩm; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo.

Chuyên gia tài chính-ngân hàng Cấn Văn Lực cho rằng, với dữ liệu Việt Nam có khoảng 54% người dùng internet, thì rõ rằng đây là 1 trong 3 nước có tốc độ số người dùng internet lớn nhất hiện nay. Điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đón công nghệ 4.0. Vì thế, dự báo trong năm tới, doanh thu từ ngân hàng số chiếm 44% trong doanh thu của các ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có vấn đề đáng lưu ý hiện nay, đó là các giải pháp e-banking tại Việt Nam vẫn còn những nhược điểm.

Tại diễn đàn, các chuyên gia công nghệ đã trao đổi, thảo luận về những giải pháp nâng cao tính bảo mật, quản lý dữ liệu, đổi mới công nghệ… giúp các ngân hàng có thể tìm ra hướng phát triển phù hợp, nhanh chóng nắm bắt xu hướng hiện đại, không để “hụt hơi” trước cuộc đua kỹ thuật số.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban tổ chức cũng trao các giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2017”. 

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.