Moody’s và S&P đồng loạt nâng hạng tín nhiệm của Techcombank

(PLO) - Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân (“JSBs”) lớn nhất Việt Nam, đã được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”), nâng xếp hạng tín nhiệm lên mức "B1" với triển vọng “ổn định”, ngang bằng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam. 
Moody’s và S&P đồng loạt nâng hạng tín nhiệm của Techcombank

Gần đây, ngày 05/04/2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (“S&P”) cũng đã nâng mức xếp hạng vốn và thu nhập của Techcombank lên mức “Trung bình”, đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá. Đồng thời, S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở mức “BB-/B”, với triển vọng “ổn định.”

Moody's nâng mức xếp hạng của Techcombank lên B1 từ B2 trong các lĩnh vực: tiền gửi dài hạn bằng nội tệ, nhà phát hành trái phiếu nội tệ và ngoại tệ.  Do mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của quốc gia đang là B2 nên Moody's vẫn giữ nguyên xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Techcombank ở mức B2.

Ngoài ra, Moody's cũng đã nâng xếp hạng của Techcombank lên b1 từ b2 trên lĩnh vực Đánh giá Tín dụng Cơ bản (Baseline Credit Assessment) do Ngân hàng đã có nhiều cải thiện trên các chỉ số khả năng thanh toán, nguồn vốn mạnh, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời tốt. .

Techcombank trở thành ngân hàng có “dự phòng vốn lõi”  lớn nhất trong số 16 ngân hàng được Moody's xếp hạng tại Việt Nam dựa trên ước tính tỷ lệ vốn “lõi” trên tổng tài sản có rủi ro (“TCE/RWA”).  Tỷ lệ này  của Techcombank đã tăng đến 14,5% cuối năm 2017 (so với 9% năm 2016) sau khi nhận được khoản đầu tư hơn 370 triệu USD.  

Moody's nhận định Tổng lượng tài sản có vấn đề (gross problem assets) của Techcombank đã giảm 37% trong năm 2017. Đồng thời, cũng trong năm 2017, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đã tất toán toàn bộ các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC.

Trong bài báo cáo mới nhất ngày 5/4/2018, S&P tăng hạn vốn và nguồn thu nhập của Techcombank lên mức “Trung bình,” mức xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá.  Thêm nữa, S&P cũng xác định lại hạng tín nhiệm của Techcombank ngang hàng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam với triển vọng “ổn định” trong các lĩnh vực: phát hành trái phiếu dài hạn ở mức “BB-,” ngắn hạn ở mức “B.”  S&P khẳng định lý do tăng mức xếp hạng vì Techcombank sở hữu một "thương hiệu mạnh, đặc biệt trong các phân khúc bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng với nguồn vốn tốt" và Techcombank sẽ “tiếp tục duy trì vị thế của một ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 12-18 tháng tới với mạng lưới bán lẻ vững chắc và mức lợi nhuận cao hơn trung bình.”

Một trong những mục tiêu trong hành trình chuyển đổi 5 năm của Techcombank (2016-2020) là sẽ được nâng hạng ngang hàng với quốc gia trong năm 2018.  Việc được cả hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới nâng mức xếp hạng vào thời điểm này đúng theo kế hoạch và giúp Techcombank vững tiến trên con đường trở thành ngân hàng số một Việt Nam thông qua chiến lược khách hàng là trọng tâm, phát triển bền vững, thận trọng và kiểm soát rủi ro.

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.

Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.