Kienlongbank được cấp phép mở rộng thêm 17 Chi nhánh, Phòng giao dịch trong năm 2018

(PLO) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành quyết định 498/NHNN-TTGSNH và 499/NHNN-TTGSNH chấp thuận mở rộng mạng lưới trong năm 2018 cho Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank).
Kienlongbank được cấp phép mở rộng thêm 17 Chi nhánh, Phòng giao dịch trong năm 2018

Theo đó, Kienlongbank được cấp phép thành lập thêm thêm 03 chi nhánh (CN), gồm: CN Lâm Đồng (Lâm Đồng), CN Quảng Nam (Quảng Nam), CN Cần Giờ (huyện Cần Giờ, Tp. HCM); và 14 phòng giao dịch (PGD), gồm: PGD Bắc Bình (Bình Thuận), PGD Bồng Sơn (Bình Định), PGD Cẩm Lệ (Đà Nẵng), PGD Long Thành và PGD Hố Nai (Đồng Nai), PGD Sơn Hòa và PGD Tuy An (Phú Yên), PGD Châu Thành (Sóc Trăng), PGD Gò Dầu và PGD Châu Thành (Tây Ninh), PGD Cái Bè (Tiền Giang), PGD Trà Ôn và PGD Vũng Liêm (Vĩnh Long), PGD Phước Tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Qua đó, giúp Kienlongbank mở rộng mạng lưới, tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, phục vụ đa số khách hàng tại các địa phương.

Với việc phát triển thêm 17 đơn vị mới trong năm 2018, Kienlongbank sẽ nâng tổng số điểm giao dịch lên 134 điểm và hiện diện ở hầu hết các tỉnh, thành phố và địa phương vốn là thế mạnh khác biệt của Kienlongbank. 

Được biết, kết thúc năm 2017, tổng tài sản Kienlongbank đạt 37.353 tỷ đồng, hoàn thành 102,34% (tăng 22,67% so với năm 2016); tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 24.686 tỷ đồng, hoàn thành 99,94% (tăng 24,89% so với năm 2016); tổng nguồn vốn huy động đạt 33.152 tỷ đồng, hoàn thành 102,01% (tăng 25,74% so với năm 2016); tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát mức 0,83%; lợi nhuận trước thuế 259,51 tỷ đồng, hoàn thành 103,80% (tăng 71,2% so với năm 2016); các chỉ số an toàn hoạt động đều thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.