Hội An (Quảng Nam): Bất cập quy hoạch, tiểu thương cảnh Cửa Đại lâm cảnh bán buôn ế ẩm

(PLVN) - Việc quy hoạch xây dựng các ki-ốt kinh doanh hàng lưu  niệm một cách bất hợp lý tại cảng Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) đang khiến hàng chục tiểu thương khóc ròng vì ế khách. 
Cảnh ế ẩm ở các kiot buôn bán tại cảng Cửa Đại
Cảnh ế ẩm ở các kiot buôn bán tại cảng Cửa Đại

Đáng nói, nghịch lý trên tồn tại từ nhiều tháng nay khiến các hàng chục hộ tiểu thương đang kinh doanh hàng lưu niệm tại cảng du lịch Cửa Đại viết đơn gửi báo chí kêu cứu.

Những ngày cuối tuần, cũng là dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ, khách du lịch từ khắp mọi nơi đổ xô về cảng Cửa Đại để mua vé tàu ra tham quan Cù Lao Chàm (TP. Hội An). Cảnh đông đúc xuất hiện ở các khu vực như bãi đỗ xe, quầy bán vé và nhà chờ. Trong khi đó, cách những địa điểm trên chỉ vài chục bước chân, dãy cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm lại “vắng tanh như chùa Bà Đanh”.

Chị Thanh, một tiểu thương kinh doanh ở lô ki-ốt số 13 than vãn: “8 tháng di dời lên chỗ buôn bán mới, 40 hộ kinh doanh ở đây lâm vào tình cảnh hết sức lao đao. Hầu như từ sáng tới chiều, chúng tôi không đón được một khách ghé vào mua hàng”.

Theo chị Thanh cùng nhiều tiểu thương khác, việc quy hoạch bãi đỗ xe “nghịch” với tuyến đường bố trí dãy ki-ốt kinh doanh đã gây ra trở ngại này. Vì thế mới có cảnh khách đông nhưng buôn bán ế ẩm diễn ra ở cảng du lịch Cửa Đại. Cụ thể, tháng 8/2018, BQL Bến thủy-bộ Hội An quyết định di dời toàn bộ các hộ buôn bán hàng lưu niệm từ khu vực gần bãi đỗ xe đến vị trí mới (dãy ki-ốt chạy dọc theo rìa bên phải cảng du lịch).

Khách đông nhưng quầy bán hàng ế ẩm khiến tiểu thương khóc ròng
Khách đông nhưng quầy bán hàng ế ẩm khiến tiểu thương khóc ròng

“Trước đây, khách xuống xe sẽ thuận tiện mua mũ nón, dép, quần áo vì các cửa hàng nằm ngay cạnh bến xe. Nhưng kể từ khi chuyển sang đây buôn bán, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn bởi khách xuống xe không thể quay ngược trở ra để mua hàng”, một tiểu thương bày tỏ. Hàng hóa chất đống, trong khi mỏi mắt không thấy khách ghé mua, nhiều tiểu thương buộc phải bưng bê mũ nón chạy đôn chạy đáo quanh cảng du lịch để mời mọc khách. 

Đáng chú ý, trong hợp đồng cam kết giữa 40 hộ kinh doanh và BQL Bến thủy-bộ Hội An, trung bình mỗi tháng, chủ 1 ki-ốt phải đóng tiền thuê mặt bằng 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (tức 8 tháng di dời lên chỗ kinh doanh mới), hàng chục tiểu thương vẫn chưa thanh toán một đồng nào cho BQL Bến thủy-bộ Hội An.

Các tiểu thương phân bua, chính hoạt động bán buôn bấp bênh, không đem lại nguồn thu khiến các hộ dân vốn thuộc diện hộ nghèo được ưu tiên, xem xét vào đây kiếm kế sinh nhai không thể thanh toán tiền thuê mặt bằng.

Ông Lê Anh Truyền (Giám đốc BQL Bến thủy-bộ Hội An) xác nhận, cảng Cửa Đại đang tồn tại bất cập nêu trên. Tuy nhiên, ông Truyền khẳng định, đây là vấn đề quy hoạch của chính quyền thành phố nhằm đảm bảo cảnh quang chung của bến cảng du lịch.

Trong khi đó, trả lời báo chí ông Nguyễn Văn Sơn (Phó Chủ tịch UBND TP Hội An) cho hay, thời gian qua, thành phố đã tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương phàn nàn về việc buôn bán ế ẩm. “Chúng tôi đang dự kiến sẽ đập bỏ nhà xe và khu điều hành của Hiệp hội Du lịch Cù Lao Chàm nhằm lấy mặt bằng xây dựng bãi đỗ xe khách. Bãi đỗ xe khách này sẽ nằm ngay cạnh các gian hàng kinh doanh đồ lưu niệm của tiểu thương và khi ấy, việc buôn bán chắc chắn sẽ thuận lợi”, ông Sơn nói.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.