Hòa Lạc sẽ là nơi sản xuất Vaccine COVID-19 Mỹ "made in Viet Nam"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty CP công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Tập đoàn Vingroup sẽ sử dụng Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Vinsmart tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc để thực hiện việc sản xuất Vaccine COVID-19.
Hòa Lạc sẽ là nơi sản xuất Vaccine COVID-19 Mỹ "made in Viet Nam"

Theo thỏa thuận được ký kết giữa Tập đoàn Vingroup với Công ty CP công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ), Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP công nghệ sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus).

Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)...

Nhà máy sản xuất vaccine VBC-COV19-154 của VinBioCare sẽ đặt tại tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm.

Nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất, VinBioCare đã hợp tác với đơn vị tư vấn Rieckermann (Đức) - một trong những đơn vị tư vấn lớn và uy tín nhất thế giới trong cung cấp giải pháp lĩnh vực dược - để gấp rút triển khai công tác thiết kế thi công nhà máy sản xuất có diện tích 8.807m2 theo tiêu chuẩn cGMP và GMP - WHO.

Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Vinsmart

Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Vinsmart

Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 23/11/2019, thuộc Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với hệ sinh thái sản phẩm rộng lớn.

Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart có diện tích gần 14,8 hecta, tổng công suất 125 triệu thiết bị/năm. Trong đó, giai đoạn 1 của Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 4,8 hecta với mặt bằng khu sản xuất là 45.200 m2, quy hoạch thành các phân khu sản xuất bảng mạch điện tử, sản xuất điện thoại cùng hệ thống các Viện Nghiên cứu độc lập.

Với nhu cầu về nhân sự cũng như các dịch vụ để phục vụ nhân sự hoạt động trong nhà máy, nhu cầu thiết yếu về nơi ở cũng như vị trí kinh doanh quanh khu vực nhà máy, Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart đã tạo nên 1 thị trường hấp dẫn về đầu tư đất nền Hòa Lạc nói riêng và những dự án khu đô thị tại địa bàn TP Hà Nội nói chung.

Cú "bẻ lái" của Vingroup cho vaccine COVID-19 thay thế smartphone ở mảnh đất đắc địa này cho thấy sự nhanh nhạy có 1 không 2 của tập đoàn này. Điều đặc biệt, chủ tịch Vingroup cũng tuyên bố đây là hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận:"Đất nước đang cần, chúng tôi làm vắc xin. Nhưng dự án đó là phi lợi nhuận, tất cả chi phí chúng tôi sẽ cố gắng thu về, cần thiết sẽ tài trợ, thậm chí chấp nhận rủi ro ban đầu..."

Ngày 27/7, Hà Nội đã có văn bản cho phép 5 công trình/dự án trọng điểm cấp bách khác được phép hoạt động xuyên giãn cách, trong đó có dự án nhà máy sản xuất vaccine của Vingroup

Được biết, hiện VinBioCare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9/2021 sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.

Tính đến thời điểm tháng 11/20219 Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 86.365 tỷ đồng, trong đó có 45 dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong số đó có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới (như Hanwha, Nidec, Nissan Techno...) và các tập đoàn lớn trong nước (như Vingroup, FPT, VNPT, Viettel...) lựa chọn.

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.