Giải cứu Usilk City, tính pháp lý và hiệu quả kinh tế xã hội đến đâu ?

(PLO) - Usilk City có lẽ là dự án bất động sản thu hút sự chú ý của công luận nhiều nhất trong một thập kỷ qua. Từ khi ra đời cho đến lúc lâm vào thế bế tắc, dừng thi công trong suốt 5-7 năm qua, thông tin về dự án tai tiếng này ngập trên mặt báo và đến nay, khi mà dự án bắt đầu hé mở lối thoát khả thi để về đích thì vẫn có ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện chuyển nhượng dự án.
Giải cứu Usilk City, tính pháp lý và hiệu quả kinh tế xã hội đến đâu ?

Siêu dự án Usilk City gồm 13 toà tháp nằm ở phía Bắc quận Hà Đông, Hà Nội, được khởi công năm 2008 nhưng thi công dang dở và nằm bất động suốt 4-5 năm qua. Chủ đầu tư là Sông Đà Thăng Long ngập trong nợ nần nên không còn sức triển khai, một số phương án giải cứu đã được thực thi nhưng không mang lại hiệu quả, khiến dự án bế tắc hoàn toàn. Mới đây, lối thoát lại hé mở khi Công ty cổ phần Hải Phát Thủ đô hợp tác toàn diện với Sông Đà Thăng Long để giải cứu Usilk City, trong đó có việc mua lại toà CT2-105 và triển khai dưới tên mới là HPC Landmark.  

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hỏi đặt ra về thực hư hay động cơ của việc Hải Phát nhận chuyển nhượng lại dự án từ Sông Đà Thăng Long, và việc chuyển nhượng dự án có hợp pháp hay không? Cũng đúng thôi bởi Usilk City từ chỗ nổi tiếng trở thành dự án tai tiếng bậc nhất, chủ đầu tư Sông Đà Thăng Long từ chỗ là doanh nghiệp lớn đến chìm trong lỗ lũy kế tới hơn 2.000 tỷ đồng và trải qua không biết bao nhiêu bận loay hoay tìm cách "giải cứu" dự án nhưng bất thành. Bi kịch là hàng nghìn hộ gia đình đã đóng rất nhiều tiền mà không có nhà để ở, cùng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà thầu bất lực trông chờ vô vọng quanh 3 tòa nhà hoàn thành nửa vời và 10 "đống" bê tông sắt thép hoen gỉ…

Trong bối cảnh đó, Hải Phát "bỗng dưng" nhảy vào giải cứu dự án đã trở thành tâm điểm bàn luận: Đây là một siêu bài toán đầu tư của một chủ đầu tư kinh nghiệm hay chỉ là không lượng sức mình của đại gia bất động sản mới nổi? Liệu đây có phải là chiêu "rượu cũ bình mới" hay kế "ve sầu thoát xác" của Sông Đà Thăng Long?  Thậm chí có ý kiến cho rằng sự hợp tác toàn diện của SĐTL và HPTĐ là để đối phó lại thanh tra toàn diện dự án.

Mặc cho mọi lời bàn tán, suy luận, Hải Phát không giải thích mà cứ lặng lẽ việc mình mình làm. Trong suốt 8-9 tháng kể từ khi có thông tin Hải Phát nhảy vào dự án Usilk, hình ảnh thay đổi mỗi ngày ở công trường CT2-105 có lẽ là câu trả lời chính xác nhất cho mọi câu hỏi. Nhưng thậm chí ngay cả điều đó cũng chưa đủ để người ta tin tưởng, đặc biệt là các khách hàng đã trăm đắng nghìn cay bởi Usilk City. Ngay cả khi tiến độ thi công thần tốc ở công trường đã chứng minh Hải Phát làm thật, vẫn có người tiếp tục đặt dấu hỏi. Nào là: "Hải Phát nhảy vào, cơ hội nào cho Usilk City ?" và đỉnh điểm của vấn đề được đặt ra là: thủ tục chuyển nhượng dự án CT2-105 từ SĐTL sang Hải Phát có hợp pháp không, tại sao chưa được cơ quan chức năng phê duyệt chuyển nhượng đã thi công trái phép?

Vấn đề được mổ xẻ, suy đoán đến nỗi, cả những khách hàng của tòa CT2-105 là những người được hưởng lợi từ việc dự án được thi công rất nhanh, cũng hoang mang, lo ngại về tính pháp lý của việc Hải Phát Thủ đô nhận chuyển nhượng dự án và ngần ngại ký tá thủ tục chuyển đổi sang chủ đầu tư mới. 

Cho đến một ngày đi qua dự án, nhìn thấy tấm biển "Lễ cất nóc khối 35 tầng tòa HPC Landmark 105 – 22/7/2016", người viết bài này chợt giật mình, bỗng nhận ra một vấn đề mấu chốt mà bấy lâu nay bị bỏ qua: việc Hải Phát nhận chuyển nhượng và tái khởi động dự án Usilk City, mà trước hết là tòa CT2-105 có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội không ?

Mang câu hỏi này tìm đến các khách hàng Usilk City, từ khách hàng tòa CT2-105 đến CT1-104, từ các khách hàng đã về ở tại tòa 101, 102, 103 đến Ban đại diện khách hàng từ tòa 104 đến 109, câu trả lời lại khá giống nhau: nếu Hải Phát nhận chuyển nhượng và thi công các tòa nhanh như CT2-105 thì quá tốt . Người viết lại mạo muội hỏi một cán bộ thanh tra tham gia trong đợt thanh tra toàn diện dự án hồi tháng 4/2016 thì được trả lời đại ý là, chỉ mong có thêm vài "ông" như Hải Phát nhảy vào cứu dự án thì thanh tra cũng đỡ đau đầu bởi năm nào cũng thanh tra đi thanh tra lại dự án mà không đề xuất được giải pháp nào khả thi lên Thành phố.

Nhưng, người mong ngóng nhất có lẽ là các tổ chức tín dụng đã trót cho Sông Đà Thăng Long vay nhiều năm trước. Thôi thì đủ cả, từ MB, Techcombank, đến ông lớn BIDV, Agribank, đến cả các tổ chức tài chính như Công ty tài chính điện lực, Công ty tài chính dầu khí… Nếu dự án chết dí tại chỗ, không chỉ hơn 2.000 khách hàng bị thiệt hại mỗi người từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng mà mỗi ngân hàng có thể mất tới vài trăm tỷ. Thậm chí, cả ngân sách nhà nước cũng thất thu số tiền thuế hàng trăm tỷ đồng.

Trong lúc đó, mọi cánh cửa đều khép lại trước mặt Sông Đà Thăng Long : Khách hàng không còn bất kỳ niềm tin nào để đóng tiền tiếp, ngược lại đã nộp hàng nghìn đơn khiếu kiện, tố cáo đến các cơ quan chức năng ; ngân hàng từ chối cho vay, Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa hóa đơn, số tiền phạt chậm nộp thuế còn cao hơn số nợ thuế gốc… Bức tranh rõ ràng trước mắt là nếu cứ giữ thế giằng co giữa Sông Đà Thăng Long với khách hàng, tổ chức tín dụng tại dự án Usilk City thì không có một tia hy vọng nào cho bất kỳ bên nào. Tổng thiệt hại xã hội có lẽ không dừng ở con số vài ngàn tỷ. Vì thế, dự án Usilk City đã không chỉ là vấn đề với riêng từng khách hàng hay các ngân hàng, đối tác, nhà thầu của Sông Đà Thăng Long, mà đã đến cấp độ vấn nạn xã hội, có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng nếu không được tháo gỡ kịp thời.

Vậy thì, nếu Hải Phát Thủ đô nhận chuyển nhượng dự án và tái khởi động CT2-105 thành công thì có thể coi là mô hình, hướng đi khả thi cứu cả dự án Usilk City không ?

Nếu câu trả lời là không, thì có ai/lực lượng nào đưa ra được giải pháp nào khác, phương án nào khác có thể giải quyết được vấn nạn xã hội này, tránh đi tổn thất hàng nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế xã hội chung của Thủ đô?

Nếu câu trả lời là có, thì việc bàn luận, lo ngại về tính pháp lý của việc chuyển nhượng dự án có giúp ích được gì vào việc giải quyết vấn nạn xã hội này không? Hay là đã đến lúc, tất cả khách hàng dự án Usilk City, cùng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các bên thứ ba khác đang bị Sông Đà Thăng Long nợ đọng tiền liên quan đến dự án Usilk City cũng đều nên đồng lòng hiệp sức lại, đề xuất  lên các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý và các chủ trương, chính sách liên quan áp dụng riêng cho dự án Usilk. Chỉ khi nào làm được như vậy thì không chỉ Hải Phát Thủ đô có thể toàn tâm toàn lực tập trung vào việc hoàn thành dự án, mà có thể kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như Hải Phát tham gia vào việc giải cứu dự án.

Việc này có lẽ rất khó, nhưng nếu làm được, chắc chắn một ngày không xa dự án Usilk City sẽ được hoàn thành đồng bộ và rất có thể trở thành một trong những khu đô thị đẹp nhất cả nước. Người viết « bỗng dưng muốn tin » vào ngày đó sẽ đến, khi đó người ta sẽ quên đi cái tên Usilk City – địa ngục trần gian, để chỉ nhớ đến HPC Landmark 105, 106 hay bất kỳ tên gọi nào khác, nhưng là một khu đô thị hiện đại và quy mô với dịch vụ sống tiện tích nhất, hoàn hảo nhất! 

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.