Đường vành đai 4 Hà Nội: Sự “bùng nổ” về kết nối hạ tầng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chuyên gia về kinh tế và hạ tầng giao thông đều đề cao giá trị kết nối giữa vùng lõi Hà Nội với vùng lân cận và giữa một số tỉnh, thành phía Bắc với nhau nếu dự án vành đai 4 sớm được đầu tư, khai thác…
Vành đai 4 sẽ giảm tải cho vành đai 3 và kết nối kinh tế vùng Thủ đô. (Ảnh minh họa)
Vành đai 4 sẽ giảm tải cho vành đai 3 và kết nối kinh tế vùng Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Xin cơ chế đặc biệt

Dự án đường vành đai 4 Hà Nội sẽ là dự án giao thông đô thị lớn nhất Thủ đô với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng trên 85.800 tỷ đồng, đi qua 3 địa phương là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Dự án cần quỹ đất lên đến 1.341ha với khoảng 14.600 hộ dân nằm trong diện phải tái định cư. Dự án có quy mô lớn như vậy nên đầu tư theo mô hình nào đang là vấn đề được quan tâm.

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án Vành đai 4 Hà Nội sẽ được tiến hành đầu tư theo hình thức đầu tư hỗn hợp giữa đầu tư công và phương thức công –tư (PPP). Ngoài ra, dự án còn được áp dụng một số đặc thù riêng trong quá trình triển khai.

Dự án sẽ được chia thành 7 dự án thành phần. Cụ thể, sẽ có 3 dự án về giải phóng mặt bằng, được thực hiện độc lập ở 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Ba dự án khác là xây dựng đường giao thông dưới thấp ở từng địa phương riêng biệt. 6 dự án này sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công, sử dụng ngân sách Nhà nước, vốn từ Trung ương và các địa phương. Dự án còn lại là dự án cao tốc, chủ yếu xây dựng trên cao, theo hình thức PPP, hợp đồng BOT.

Về phương án vốn, với 6 dự án đầu tư công, vốn Trung ương sẽ đầu tư khoảng trên 28.000 tỷ đồng, vốn địa phương khoảng trên 28.000 tỷ đồng (trong đó Hà Nội trên 23.000 tỷ đồng). Với dự án theo hình thức PPP, dự kiến vốn khoảng trên 29.400 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước có thể tham gia tối đa 66%, tức khoảng 19.400 tỷ đồng. Như vậy, số vốn của nhà đầu tư là khoảng 10.000 tỷ đồng.

Chính phủ dự kiến thời gian hoàn thành dự án này từ năm 2022 đến năm 2027. Để đảm bảo tiến độ đầu tư, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng các nhóm cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, Chính phủ đề xuất với Quốc hội cho phép Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, áp dụng trong 2 năm (2022 – 2023); Cho phép trong giai đoạn triển khai dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản được thực hiện đến khi hoàn thành dự án...

Dự án tác động thế nào đến kinh tế Vùng Thủ đô?

Theo Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, dự án Vành đai 4 Hà Nội không chỉ có ý nghĩa với với các địa phương đi qua mà tác động sâu rộng đến kinh tế khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, giao thông khu vực Hà Nội đang bị ách tắc, do đó, khi dự án này hình thành sẽ tạo nên sự “bùng nổ” để kết nối các hoạt động giao thông giữa vùng lõi Hà Nội và khu vực lân cận. Vận tải và các hoạt động logistic sẽ phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, dọc tuyến đường sẽ dần hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp…

Còn PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khoá XIII cho rằng, theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Hà Nội phải là điểm trung tâm, là nơi đột phá phát triển kinh tế vùng. Từ đặc thù của tuyến đường vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, có thể coi là “vành đai kết nối mọi vành đai”. Như vậy sẽ tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Hà Nội và Vùng Thủ đô.

Vị này cũng cho rằng, để dự án phát huy hiệu quả cao, Hà Nội cần quan tâm triển khai quy hoạch các công trình giao thông chi tiết gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

TS.Doãn Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội cũng khẳng định, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô trong bối cảnh giao thông địa phương này ở vùng nội đô đang có tình trạng rối loạn, ùn tắc. Do đó, theo chuyên gia này, việc kết nối vành đai 4 với các vành đai khác cũng như các trục đường chính của Hà Nội là rất quan trọng. Để làm tốt việc này, ông cho rằng dự án cần làm rõ quy hoạch chi tiết về kết nối ở các nút giao thông.

PGS TS Bùi Thị An: Vành đai kết nối mọi vành đai

“Theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Hà Nội phải là điểm trung tâm, là nơi đột phá phát triển kinh tế vùng. Từ đặc thù của tuyến đường vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại nên có thể coi là “vành đai kết nối mọi vành đai”. Như thế, sẽ tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Hà Nội và vùng Thủ đô”.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.