Bước dịch chuyển từ “chợ đen” sang ngân hàng
Cùng sự phát triển về kinh tế, nhu cầu ngoại tệ của người dân gia tăng nhanh chóng. Chỉ tính riêng cho mục đích du học ở nước ngoài đã lên đến trên 3 tỷ USD/năm, chưa kể đến nhu cầu về du lịch, công tác, khám chữa bệnh, định cư... Cần giao dịch ngoại tệ, nhiều người thường có thói quen mua bán ở thị trường “chợ đen”, dù biết rằng nguy cơ rủi ro là không ít kể cả việc phạm pháp.
Được biết, từ tháng 10-2011, Nghị định 95 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, trong đó mọi giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do đều không được phép.
Chỉ những ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp phép kinh doanh dịch vụ mua bán ngoại tệ mới được đảm bảo sự hợp pháp khi giao dịch, an toàn về nguồn gốc ngoại tệ cho người mua.
Nhiều người dân trước nay có thói quen mua bán ngoại tệ ở các tiệm vàng, các điểm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép đã dần dịch chuyển sang giao dịch với các ngân hàng. Các ngân hàng có nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ đó cũng đã triển khai nhiều sản phẩm, chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng hơn.
Gạt bỏ lo lắng về thủ tục và tỷ giá
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bản thân các ngân hàng cũng ngày càng đơn giản thủ tục, cạnh tranh về tỷ giá, cung cấp dồi dào và đa dạng các loại ngoại tệ để thu hút khách. Chẳng hạn như dịch vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ Mfly của Maritime Bank.
Với nguồn cung ngoại tệ phong phú, dồi dào, thủ tục nhanh gọn, Mfly đã được khách hàng đón nhận nồng nhiệt khi mang về 40.000 lượt giao dịch, doanh số đạt trên 100 triệu USD trong hơn 1 năm hoạt động.
“Gạt bỏ nỗi lo về sự chênh lệch tỷ giá, hạn mức mua và nguồn gốc của ngoại tệ, chúng tôi sẽ đáp ứng bất cứ nhu cầu hợp pháp nào về ngoại tệ một cách nhanh nhất. Với thủ tục giấy tờ đầy đủ, khách hàng sẽ giao dịch nhanh chóng trong vòng 15 phút với mạng lưới thuận tiện khắp cả nước”- đại diện Maritime Bank chia sẻ.
Giờ đây, không chỉ đổi “đô”, khi có nhu cầu về bất cứ loại ngoại tệ nào, khách hàng đều có thể đến ngân hàng giao dịch để vừa hưởng chênh lệch về giá tốt nhất, vừa đảm bảo tính hợp pháp an toàn. Việc đổi đúng loại ngoại tệ của mỗi nước khi chuẩn bị “xuất ngoại” cũng là một “mẹo bỏ túi” giúp khách hàng tiết kiệm được tiền do chỉ chịu chênh lệch tỷ giá cho 1 lần đổi tiền thay vì 2 lần nếu đổi sang tiền “đô” làm trung gian.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) đang có nhu cầu đổi tiền để đi Hàn Quốc du lịch cho biết: “Nhờ bạn bè chia sẻ kinh nghiệm, tôi đã mua tiền Won trực tiếp thay vì mua “đô”. Để chắc ăn hơn, tôi gọi tiệm vàng hỏi giá trước rồi lên website ngân hàng xem giá niêm yết, không ngờ giá bán của ngân hàng tốt hơn nhiều. Từ giờ tôi sẽ đến ngân hàng mua ngoại tệ cho an toàn, thủ tục cũng đơn giản mà không phải lo lắng là phạm tội hay bị nhầm mua tiền giả”.
Có thể nói sản phẩm Mfly của Marritime Bank nói riêng và các sản phẩm ngoại hối của ngân hàng nói chung đã góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen trao đổi ngoại tệ của người Việt, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, khi tạo ra một nếp suy nghĩ mới “vào ngân hàng đổi tiền khi ra nước ngoài” chứ không phải chọn đổi trôi nổi trên thị trường tự do như trước đây.
Với nguồn cung ngoại tệ dồi dào cùng với các dòng sản phẩm ngoại hối phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, Maritime Bank đã được nhận nhiều giải thưởng uy tín của các tổ chức trong và ngoài nước như: 3 năm liên tiếp là “Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Tài chính – Ngân hàng Châu Á (ABF) trao tặng; liên tục nằm trong top các ngân hàng TMCP có doanh thu và lượng giao dịch ngoại hối cao nhất cả nước (chỉ tính riêng trong năm 2016, doanh số mà Maritime Bank đạt được từ giao dịch ngoại tệ là 51 triệu USD).