Đô thị sân bay

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thống kê trên thế giới, có những đô thị sân bay như Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc)… đóng góp nhiều tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia mỗi năm.
Thương hiệu Tân Sơn Nhất gắn với đô thị lớn nhất cả nước
Thương hiệu Tân Sơn Nhất gắn với đô thị lớn nhất cả nước

Cách đây hơn nửa năm, cuối 2021, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM từng phối hợp UBND quận Tân Bình tổ chức Hội thảo “lấy ý kiến chuyên gia về định hướng quy hoạch, quản lý đô thị các địa phương gắn với mô hình đô thị sân bay quốc tế áp dụng thí điểm cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất”. Hội thảo đặt vấn về quy hoạch là lấy sân bay làm trung tâm, từ đó tạo động lực phát triển khu vực đô thị xung quanh.

Mới đây, lãnh đạo TP HCM cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp quận Tân Bình nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển đô thị sân bay quốc tế, áp dụng thí điểm tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trong quá trình tổ chức lập, thẩm định đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP HCM đến 2040, tầm nhìn 2060. Lãnh đạo TP cũng giao UBND các quận Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú xem xét giải pháp phát triển đô thị xung quanh Tân Sơn Nhất để nghiên cứu trong quá trình lập điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn quận.

Sự tồn tại về vị trí của Tân Sơn Nhất là một nét riêng không dễ tìm được trên thế giới. Chỉ 7km đi từ sân bay đến khu trung tâm TP HCM, mất khoảng 15-20 phút đi phương tiện công cộng hoặc cá nhân, nếu không kẹt xe, không đi vào giờ cao điểm.

Thương hiệu Tân Sơn Nhất gắn với đô thị lớn nhất cả nước cũng là một điểm mạnh. Nơi đây đã và đang là cửa ngõ hàng không khu vực miền Nam với lượng hành khách duy trì cao và ổn định. Bên cạnh đó, quỹ đất quân sự, đất phục vụ sân bay xung quanh Tân Sơn Nhất còn khá lớn, là một “mỏ vàng” có thể khai thác.

Hiện Chính phủ đã, đang cho xây dựng sân bay Long Thành tại Đồng Nai với mục đích dần thay thế Tân Sơn Nhất. Chuyến bay nào đến Long Thành, chuyến bay nào đến Tân Sơn Nhất, sẽ do sự điều phối từ cơ quan chuyên ngành Trung ương, chứ không thuộc quyền của một địa phương. Long Thành có nhiều điểm “yếu thế” hơn so với Tân Sơn Nhất như đến trung tâm TP HCM phải cỡ 40km, đường cao tốc TP HCM – Long Thành ngày càng quá tải… Nhưng chắc chắn, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải từng bước giảm quy mô phục vụ khi có sân bay Long Thành; thậm chí Tân Sơn Nhất phải “thay áo”, thay đổi nhiều vấn đề để cạnh tranh.

Nhìn nhận thực tế một cách sòng phẳng thì ngoài yếu tố nằm giữa lòng TP, phải nói dịch vụ ở Tân Sơn Nhất không nhiều, hành khách và người đưa đón dù có tiền cũng khó có thể tìm những điểm ăn uống, mua sắm, thoải mái vui chơi; mà chỉ có thể ngồi chờ đến giờ. Tân Sơn Nhất vẫn thiếu kết nối với bên ngoài bằng các phương tiện vận tải đa dạng, thậm chí muốn bắt một chiếc taxi cũng phải chầu chực chờ cả tiếng. Khu vực Tân Sơn Nhất nổi tiếng với “đặc sản” tắc nghẽn vào những giờ tan tầm, những khi mưa xuống. Xung quanh sân bay ở quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp cũng thiếu vắng những mô hình đô thị gắn với sân bay; mà chỉ đơn thuần là lô nhô nhà dân trong những khu dân cư.

Theo thống kê trên thế giới, có những đô thị sân bay như Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc)… đóng góp nhiều tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia mỗi năm. Trong Hội thảo cuối 2021, mục đích được đặt ra là “mô hình đô thị sân bay Tân Sơn Nhất được kỳ vọng mở ra không gian kinh tế cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, doanh nhân khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu vực quanh sân bay, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong khu vực”.

Tất nhiên, quyết định quy hoạch Tân Sơn Nhất thế nào sẽ thuộc quyền Trung ương, nhưng TP HCM có quyền đề xuất, kỳ vọng. Chỉ mong sao những mục đích trên được thực hiện một cách thực chất, chứ đừng quy hoạch đô thị sân bay kiểu lấy đất sân bay giao doanh nghiệp phân lô, bán nền kinh doanh bất động sản, xây chung cư để đường đã kẹt thêm kẹt; hay cài cắm lợi ích nhóm, doanh nghiệp “sân sau”. TP HCM rất cần một đô thị sân bay với thêm những công trình công cộng, công viên, mảng xanh, khu vui chơi dành cho tất cả mọi người; chứ không phải chỉ cho một nhóm người nào.

TP Cần thơ đặt mục tiêu triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội

TP Cần thơ đặt mục tiêu triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội

(PLVN) -  TP Cần Thơ đặt mục tiêu sẽ triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030, theo kế hoạch phát triển nhà ở TP Cần Thơ do UBND TP Cần Thơ phê duyệt. Đó là phát biểu của Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ tại Kỳ họp HĐND TP Cần Thơ lần thứ 16 (kỳ họp thường kỳ giữa năm 2024).
Công tác đăng ký, cấp sổ đỏ tại Hà Nội đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực. (Ảnh: Văn Sơn)

Hà Nội: Cấp sổ đỏ lần đầu và kê khai đăng ký đất đai đạt 99,6%

(PLVN) - Tại Hội nghị giao ban quý II/2024 của Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, Sở TN&MT đã báo cáo về kết quả thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) trên địa bàn TP.
Gần 1.000ha 'đất sạch' ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

Gần 1.000ha 'đất sạch' ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

(PLVN) - Ngày 27/6, UBND huyện Hòa Vang phối hợp Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Thông tin một số dự án, quỹ đất sạch trên địa bàn, nhằm thu hút đầu tư, xây dựng Hòa Vang đạt đô thị loại IV, thành thị xã trong thời gian sớm nhất.
Bình Dương dự kiến xây hơn 160.000 nhà xã hội

Bình Dương dự kiến xây hơn 160.000 nhà xã hội

(PLVN) - Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội và cũng là mục tiêu thu hút nguồn nhân lực đầu tư của tỉnh.
Khách sạn Dream Dragon Resort tiêu chuẩn quốc tế.

Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng: Những kỷ lục có 1- 0 -2

(PLVN) - Quần thể du lịch, nghĩ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí hoàn toàn trên biển - Dragon Ocean Đồ Sơn (Hải Phòng) những năm gần đây vẫn không ngừng xây những ước mơ thành hiện thực. Năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng vượt bậc của điểm đến “hot” nhất tại khu vực miền Bắc này khi liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm du lịch mới. 
Công trình cầu ngang S1, thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình.

Một số dự án trọng điểm tại Thái Bình sẽ sớm được triển khai

(PLVN) -  UBND tỉnh Thái Bình đang tập trung triển khai một số Dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh tại hai huyện Vũ Thư và Tiền Hải cùng với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài có tổng chiều dài trên 8,3km…
Khu đất triển khai dự án đã để không cả chục năm. (Ảnh: Bùi Thanh)

Dự án để không nhiều năm ở Từ Sơn (Bắc Ninh): Chưa được chấp thuận để làm nhà ở xã hội

(PLVN) - Liên quan dự án trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) ở TP Từ Sơn (Bắc Ninh) mà Báo PLVN phản ánh trong bài: “Cty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội (NƠXH) cho dự án trung tâm thương mại: Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết “không đủ cơ sở pháp lý”; vừa qua, Sở Xây dựng và Sở KH&ĐT cũng đã có văn bản cung cấp thông tin.