'Điểm danh' những dự án ở Đồng Nai, Gia Lai chậm triển khai

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới công khai vi phạm đất đai đối với 99 dự án trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Gia Lai do không đưa đất vào sử dụng và chậm tiến độ sử dụng đất, với tổng diện tích gần 2.400 ha. Đáng chú ý, trong số này có 12 dự án, công trình đã bị thu hồi đất.

'Điểm danh' những dự án ở Đồng Nai, Gia Lai chậm triển khai

Tại tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xử lý đối với 65 dự án, công trình vi phạm tiến độ đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng (từ ngày 1/7/2014 đến ngày 15/11/2022), với tổng diện tích đất lên tới 2.319,4 ha.

Trong đó, có 50 trường hợp tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ đầu tư; 9 trường hợp không đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục; 6 trường hợp còn vướng mắc về công tác bồi thường, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng.

Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã thu hồi đất của 10 dự án, công trình với tổng diện tích đất 23,9 ha; đang xử lý 18 dự án, với diện tích 1.724 ha.

Được biết, các trường hợp bị thu hồi đất như: Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai tại TP Biên Hòa; Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến, Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần vật tư xăng dầu COMECO, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai, các trường hợp này đều có địa chỉ tại huyện Nhơn Trạch.

Những trường hợp khác cùng bị thu hồi đất là Hợp tác xã Hiếu Liêm tại huyện Vĩnh Cửu; Công ty Cổ phần phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) tại thị trấn Trảng Bom; Trường Trung học phổ thông Hưng Đạo Vương tại huyện Thống Nhất; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Biên Hòa tại huyện Cẩm Mỹ; Tổng Công ty Tín Nghĩa tại TP Long Khánh.

Các trường hợp còn lại, UBND tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục theo dõi, xử lý; 15 dự án được gia hạn tiến độ sử dụng đất đã đưa đất vào sử dụng.

Tại tỉnh Gia Lai, qua quá trình rà soát các dự án trên địa bàn trong năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này ghi nhận có 34 dự án, công trình đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư chậm tiến độ thực hiện.

Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai đã phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện đề xuất UBND tỉnh thu hồi đất của 2 trường hợp vi phạm, với tổng diện tích hơn 53,5 ha.

Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công ty cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long (tại phường Yên Thế, TP Pleiku) bị thu hồi diện tích trên 0,3 ha; dự án trồng rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Đệ Nhất Việt Hàn (tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) bị thu hồi diện tích là 53,2 ha.

Được biết, trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.

Để tăng cường xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất của các dự án vi phạm nhằm đẩy nhanh việc đưa đất vào sử dụng có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, tránh lãng phí đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định (điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013) của pháp luật đất đai.

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án, công trình có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư đưa đất vào sử dụng.

Tổng hợp, lập danh sách các dự án, công trình có vi phạm để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và gửi thông tin để đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục quản lý đất đai;

Rà soát, tổng hợp các khó khăn vướng mắc, đánh giá nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của việc không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính (đầu tư, đất đai, xây dựng...) để đôn đốc chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện đầu tư, đưa đất vào sử dụng...

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các tỉnh, thành phố có nhiều dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất mà chưa được xử lý; các dự án sử dụng nhiều diện tích đất nhưng chậm đầu tư đưa đất vào sử dụng, các dự án vi phạm chậm tiến độ đã quá lâu nhưng chưa xử dứt điểm, để hoang hóa, lãng phí đất đai.

Hình ảnh minh họa.

Hà Nội yêu cầu quản lý, xử lý việc sử dụng đất không đúng quy hoạch, xây dựng trái phép trong cụm công nghiệp

(PLVN) - UBND TP Hà Nội mới có Kế hoạch về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong đó, UBND TP Hà Nội đặc biệt lưu ý UBND các quận, huyện, thị xã có cụm công nghiệp quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất xử lý vi phạm (nếu có).
Quảng Ninh muốn xây dựng sân bay Cô Tô rộng 130ha. (Ảnh minh họa).

Sắp có sân bay chuyên dụng tại Cô Tô (Quảng Ninh)

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo hồ sơ quy hoạch, Quảng Ninh định hướng quy hoạch mới sân bay chuyên dùng Cô Tô giai đoạn 2030 - 2050 với diện tích trên 130 ha.
Ảnh minh họa.

Thành lập Cụm công nghiệp 50ha ở Bắc Giang

(PLVN) - UBND tỉnh mới có Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm thuộc địa bàn 2 huyện: Lục Nam và Lạng Giang với diện tích 50 ha. Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm có tổng mức đầu tư 576,235 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Cầu Đất.

Chủ đầu tư nhà máy điện gió ở Đà Lạt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng

(PLVN) - Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Đại Dương (chủ đầu tư nhà máy điện gió Cầu Đất tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 225 triệu đồng; đồng thời buộc phải nộp lại số tiền thu lợi trên 1,1 tỷ đồng do thực hiện nhiều hành vi sai phạm liên quan tới thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
Ảnh minh họa.

Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng các quy hoạch tầm nhìn đến 2050

(PLVN) - Ngày 7/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Diễn đàn Bất động sản Mùa xuân thường niên lần 03, vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2022 - 2023

Diễn đàn Bất động sản Mùa xuân thường niên lần 03, vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2022 - 2023

(PLVN) - Sáng nay (10/3), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) phối hợp với Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa xuân thường niên lần 03 và lễ  Vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2022 - 2023.