Chung cư cũ ở Thủ đô vẫn nhếch nhác, nguy hiểm

(PLO) - Cách đây ít lâu, nhiều giải pháp, hội thảo liên quan đến vấn đề cải tạo chung cư cũ ở Thủ đô được tổ chức. Những tưởng sau quá trình đôn đốc ráo riết đó, các chung cư, tập thể cũ sẽ được “lột xác”, trở nên an toàn và ít nhếch nhác hơn. Nhưng đến nay, dường như công cuộc cải tạo trên vẫn đang khá ì ạch. Minh chứng là chung cư cũ hiện vẫn hoàn cũ.
Chung cư cũ ở Thủ đô vẫn nhếch nhác, nguy hiểm

Nhắc đến câu chuyện chung cư cũ, gần đây ở TP HCM rộ thông tin chính quyền sở tại tạo nhiều điều kiện, ưu đãi nhằm “đổi đời” cho hàng trăm chung cư cũ. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, TP HCM sẽ dỡ bỏ, xây dựng lại tối thiểu 50% trong số 474 chung cư cũ nằm rải rác trên địa bàn 15 quận nội thành. Với một tư duy mới cùng với các giải pháp đồng bộ, hiện chỉ tính riêng khu vực Q.1 tại TP HCM đã có đến 30 doanh nghiệp đến đăng ký, mong muốn được đầu tư xây dựng lại các chung cư cũ. Con số này thực sự gây ấn tượng bởi trước đó chỉ có... 1 doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây, sửa chung cư cũ.

Ở Hà Nội, theo thống kê thành phố hiện có 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng. Các chung cư này chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980. Do hết niên hạn sử dụng nên phần lớn chung cư cũ đều xuất hiện hiện tượng bị lún, nghiêng lệch ở mức độ lớn.

Theo khảo sát, ở những khu chung cư cũ như Giảng Võ, Nghĩa Tân, Thành Công, Thanh Xuân… đều đang có dấu hiệu của sự xuống cấp. Không chỉ vậy, hiện hoạt động cơi nới ở những khu này khiến bộ mặt khu tập thể trên trở nên nhếch nhác, không đảm bảo an toàn. Đơn cử như trường hợp tòa nhà cao tầng A6 khu tập thể Giảng Võ trên đường Trần Huy Liệu, khu D5 Giảng Võ… vô số các giàn sắt thép được các hộ dân nơi đây sử dụng để cơi nới. Những lồng sắt này cái thò ra, cái thụt vào hết sức lộn xộn và gây mất mỹ quan. Vấn đề lộn xộn và nhếch nhác còn có thể thấy được tại một góc của khu E1 tập thể Thành Công, khu tập thể Thanh Xuân Bắc… Nhiều người dân ở các khu tập thể này, từ lâu luôn sống trong tâm trạng bất an vì lúc nào cũng lo nhà bở tường, nứt trần.

Khách quan nhìn nhận, sự xuống cấp và tiềm ẩn nguy hiểm từ những khu chung cư cũ đã được nhiều lần đề cập. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, trong hơn 1.000 chung cư cũ trên toàn thành phố, mới chỉ có 14 chung cư được cải tạo lại. Con số này thể hiện sự khó khăn trong việc cải tạo các khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thời gian qua của Hà Nội đạt tỷ lệ thấp. Phần lớn những khó khăn xuất phát từ nguồn lực đầu tư, cải tạo, tái thiết, phát triển đô thị... Thiết nghĩ, việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ tại Hà Nội nhằm cải thiện điều kiện ở tốt hơn cho một bộ phận người dân và dần tạo một bộ mặt đô thị mới văn minh, hiện đại. Với tiền đề này, việc cải tạo chỉ khai thông thuận lợi khi “bài toán” cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và những người dân tại các khu chung cư tìm lời giải. 

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.