Cao ốc "3 cây nhang' có đổi vận, xóa ám ảnh ma mị sau khi thay áo mới?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thuận Kiều Plaza vốn được gọi bằng cái tên đầy kỳ thị ma mị: 'Cao ốc 3 cây nhang', với những lời đồn đại như thấy tiếng bước chân, nước chảy trong phòng... những lúc đêm khuya. 
Tòa cao ốc đã được thay áo mới, đổi tên
Tòa cao ốc đã được thay áo mới, đổi tên

Thuận Kiều Plaza tọa lạc tại số 190 Hồng Bàng, phường 12, quận 5 là dự án được đầu tư kết hợp bởi Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 liên doanh cùng với Kings Harmony Int MTV của Hong Kong. Thuận Kiều Plaza được khởi công từ năm 1994 và chính thức hoàn thành vào năm 1999.

Công trình này có diện tích lên đến 10.000 m2, với 3 tòa tháp, mỗi tháp có 33 tầng. Trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe… Đây là một trong những tòa cao ốc, trung tâm thương mại, tổ hợp dịch vụ hiện đại nhất Sài Gòn vào thời điểm những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Tuy nhiên, sau 15 năm đi vào hoạt động, Thuận Kiều Plaza ngày một thưa thớt khách và dân cư. Các cửa hàng liên tục đóng cửa, bỏ hoang, khu dân cư không có người sinh sống.

Những cửa hàng đóng cửa, trung tâm thương mại không hoạt động, khu dân cư thưa thớt giữa trung tâm sôi động của Sài Gòn đã làm nảy sinh những lời đồn đoán, những câu chuyện mang màu sắc ma mị bí ẩn.

Thay vì gọi bằng cái tên rất thời thượng: Thuận Kiều Plaza, người ta thường gọi tòa cao ốc này với cái tên “3 cây nhang".

Thực tế, theo ý tưởng của nhà đầu tư, 3 tòa tháp dự tính sẽ được xây dựng theo hình chữ Sơn - (Shan, theo tiếng Trung Hoa - PV) nhưng khi hoàn thành người dân lại nhìn nó ta hình dáng...3 cây nhang  và cho rằng vì lý do đó nên... “oan hồn” từ khắp nơi mới bám vào.

Có người lại nói rằng Thuận Kiều Plaza giống như một con thuyền với 3 ống khói nhưng do thiết kế phần dưới bị sai lệch nên con tàu chìm dần.

Không những vậy, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều câu chuyện ma mị do người từng làm việc tại tòa tháp này kể lại. Người này cho hay, anh thường xuyên nghe thấy tiếng bước chân, nước chảy trong phòng khi ở lại khuya. Do nhiều dân cư cũng gặp hiện tượng tương tự nên không ai dám ở lại tòa nhà, tầng 30 bỏ trống từ lâu, thang máy được cắm đầy hương.

Zing đã đăng một câu chuyện kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30.

 Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.

Thuận Kiều Plaza.
Thuận Kiều Plaza.

Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến. 

Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm. Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.

Lại có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (quận 5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...

Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở quận 5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. 

Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.

Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.
Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.

Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoảng chốc.

Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) ếm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...

Bỏ qua những câu chuyện đồn thổi không có căn cứ mang màu sắc tâm linh, về thực tế,  Thuận Kiều Plaza bị cho rằng thiết kế của tòa nhà khiến người dân Việt Nam gặp khó khăn khi sinh sống tại đây.

Một nguồn tin cho biết, Thuận Kiều Plaza được xây dựng nhằm mục đích đón đầu lượng cư dân Hong Kong di cư vào TP.HCM giai đoạn những năm 1994 – 1998. Do đó, khu căn hộ và trung tâm thương mại này được thiết kế theo phong cách của người Hong Kong với đặc trưng là căn hộ diện tích chật hẹp, trần nhà thấp, không gian ngột ngạt, ít có khoảng không gian xanh.

Vì không gian thiếu sự thông thoáng nên dễ dẫn tới các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân.

Ngoài ra, chất lượng nhà ở nhanh xuống cấp, từ đường điện, ống nước cho tới những trang thiết bị bên ngoài đều tồi tàn dần khiến người dân nơi đây không còn mặn mà mà dần dần chuyển đi hết.

Đổi họ, thay tên, thay cả áo

Giữa năm 2015, sau một thời gian dài chật vật tồn tại trong sự vắng vẻ, hoang lạnh, Thuận Kiều Plaza bất ngờ được CTCP đầu tư An Đông thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại với giá trị hơn 600 tỷ đồng.

Cũng từ khi có chủ mới, Tòa nhà "3 cây nhang" bỏ tên Thuận Kiều Plaza mà lấy tên The Garden Mall cho trung tâm thương mại, The Garden Apartment cho khu căn hộ. Màu sơn gợi tưởng hình hài cây nhang được sơn màu xanh. Kết cấu tòa nhà cũng được thay đổi với các khu tiện ích, dịch vụ đa dạng, bổ sung hệ thống cây xanh khiến tổng thể phá bỏ cảm giác bức bối xưa cũ.  

Thời điểm mới ra mắt, The Garden Mall thu hút không ít người đến tham quan, mua sắm. Nhiều thương hiệu lớn như The Pizza Company, McDonald's, Gong Cha, Hotpot Story, Trung Nguyên;  Skechers, Adidas... đã chọn lựa nơi đây để đặt cửa hàng. Tuy nhiên, thời gian sôi động này cũng chỉ kéo dài một vài năm. 

Hiện tại cho thấy, The Garden Mall hoạt động sôi nổi ở tầng trệt, nhiều tầng trong cảnh "vườn không nhà trống".

Khu căn hộ cũng cũng vẫn lâm vào tình cảnh ế ẩm, chờ khách.

4 năm 'nỗ lực tái sinh', tòa cao ốc nổi tiếng Sài Gòn vẫn đang chờ một phép màu đổi vận.

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Đại diện OneHousing ký kết chiến lược cùng Masterise Homes, phân phối dự án The Global City.

OneHousing là nhà phân phối số dự án tâm điểm The Global City

(PLVN) - Mới đây, OneHousing ký kết hợp tác chiến lược với chủ đầu tư Masterise Homes, chính thức phân phối phân khu cao tầng The Global City. Là nhà phân phối số 1 của Masterise Homes tại miền Bắc, OneHousing được kỳ vọng mang chuẩn mực dịch vụ cao cấp, cơ hội đầu tư sớm đến với khách hàng phía Nam.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.