Cần khuyến khích nhân rộng các mô hình nhà ở xã hội tiêu biểu

(PLO) - Trong quá trình thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đã xuất hiện một số mô hình tốt cả về đầu tư, chất lượng nhà ở và dịch vụ, quản lý vận hành. Các mô hình tốt này nên được nhân rộng.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, tương đương 71.150 căn hộ. Như vậy, so với chỉ tiêu số lượng nhà ở xã hội tại đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (khoảng 250.000 căn hộ) thì đến thời điểm hiện tại, con số này mới đạt khoảng 28%.

Tuy nhiên, một số địa phương đã tích cực và có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, công tác quy hoạch, tạo quỹ đất, thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, tiêu biểu là Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, một số dự án trở thành mô hình tốt cả về đầu tư, chất lượng nhà ở và dịch vụ cũng như quản lý vận hành cần phải được hỗ trợ, khuyến khích nhân rộng.

Cụ thể như mô hình Khu nhà ở xã hội Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội do Tổng công ty Viglacera thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, các công trình tiện ích được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để sử dụng chung cho các cư dân trong các khu đô thị. Quy mô sử dụng đất của dự án là 68,67 ha với 3.483 căn hộ nhà ở xã hội có diện tích từ 35-70 m2, giá bán bình quân từ 8,68-9,8 triệu đồng/m2.

Đây là dự án đã được vinh danh tại giải thưởng Bất động sản quốc tế (AIP) trong hạng mục Dự án phức hợp bất động sản đạt chuẩn quốc tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương; giải thưởng Công trình chất lượng cao năm 2014 của Bộ Xây dựng và giải thưởng Kiến trúc xanh Việt Nam 2014 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Mô hình Khu nhà ở an sinh xã hội Becamex, tỉnh Bình Dương do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư, thực hiện trên diện tích đất 130,7 ha đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Dự án có quy mô 64.700 căn hộ nhà ở xã hội với diện tích từ 30-60 m2, giá bán bình quân khoảng 5 triệu đồng/m2.

Đây là mô hình được đánh giá cao về chất lượng thiết kế, có hạ tầng đồng bộ, tạo không gian cộng đồng và hình ảnh hài hòa, thân thiện. Đặc biệt, giá thành rất phù hợp với công nhân và người lao động có thu nhập thấp.

Ngoài ra, còn một số mô hình tiêu biểu khác như: Dự án Nhà ở công nhân khu công nghiệp Nhơn Trạch - Đồng Nai, mô hình Khu nhà ở cho công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên và mô hình Khu nhà ở xã hội ECOHOME Bắc Cổ Nhuế - Chèm…

Ý kiến của phần lớn của các chủ đầu tư các mô hình nhà ở xã hội này đều cho rằng, ngoài sự hỗ trợ trong công tác quy hoạch, tạo quỹ đất, các chủ đầu tư cần tiếp tục nhận được nhiều cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ như: Việc tiếp cận với nguồn vốn phát triển các dự án nhà ở xã hội, kết nối hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho người dân, đồng thời huy động được nguồn lực của cả xã hội tham gia phát triển nhà ở xã hội… Có như vậy các mô hình này mới được phổ biến và nhân ra trên diện rộng.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.