Các quận, huyện triển khai xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thế nào?

(PLVN) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và dự kiến trình các cấp có thẩm quyền vào tháng 10-11/2023. Vậy các quận, huyện đã và đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lập quy hoạch chung Thủ đô thế nào?
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Cuối tháng 7/2023, UBND TP Hà Nội có Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông báo có nội dung, lãnh đạo TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, Thị xã của Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô, phân công nội dung công việc cho từng cá nhân chủ trì, lãnh đạo phụ trách.

Để có bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội chất lượng, đúng theo tinh thần được ghi trong Nghị quyết IV của Bộ chính trị theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" thì vai trò góp ý, đề xuất của các ngành, các địa phương đóng vai rất quan trọng, vì sâu sát/đề xuất được vấn đề cốt lõi của lĩnh vực, địa phương.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với đại diện một số quận, huyện của Hà Nội về việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo thành phố giao liên quan đến công tác lập Quy hoạch Thủ đô.

Đại diện quận Hà Đông cho biết, Hà Đông là một trong những quận diện tích lớn, dân số đông của Hà Nội. Những năm gần đây quận có những bước tiến phát triển đột phá ở nhiều lĩnh vực. Với mong muốn Hà Đông tiếp tục phát triển toàn diện, xứng tầm với lợi thế và tiềm năng sẵn có, UBND quận đã xây dựng kế hoạch bài bản về công tác lập Quy hoạch và đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu chủ yếu, các định hướng ưu tiên để tích hợp vào Quy hoạch chung Thủ đô.

Cụ thể, quận đề xuất bổ sung quỹ đất phát triển đô thị trong khu vực các phường thuộc khu vực hành lang xanh; bổ sung quỹ đất giáo dục, y tế; nghiên cứu đánh giá phần quỹ đất từ đê Tả Đáy đến đường vành đai 4 sau khi điều chỉnh vị trí đê để phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; nghiên cứu, xác định các khu vực quỹ đất để di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong đô thị.

Quận cũng đề xuất nghiên cứu điều chỉnh khu vực phía Đông đường vành đai 4 thuộc địa phận quận với lý do, một số ô đất có quy mô dân số khống chế còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế về phát triển quỹ nhà ở...; cần bổ sung thêm công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật để có cơ sở tăng chi tiêu mật độ xây dựng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân (như bãi để xe, nhà tập kết xử lý rác thải, công trình đầu mối HTKT...)…

UBND quận Long Biên khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ trong việc xây dựng kế hoạch lập quy hoạch. Trên cơ sở thực tiễn từ địa hình đến vị trí địa lý, quận Long Biên đã có đề xuất, định hướng về "con đường" phát triển của quận trong tương lai, là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Du lịch”. Cùng với đó, tập trung phát triển nhanh về hạ tầng kỹ thuật; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đô thị thông minh.

“Địa bàn quận Long Biên có vị trí thuận lợi để khách du lịch đi lại tới sân bay Nội Bài, đi Hồ Hoàn Kiếm, đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Tây Bắc. Do vậy, quận định hướng phát triển theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Du lịch”, đại diện UBND quận Long Biên nêu.

Đại diện UBND huyện Hoài Đức cho biết, huyện lập Quy hoạch theo định hướng phát triển trở thành một quận mới, là một điển hình về mô hình đô thị Xanh, Văn minh – Văn Hóa – Hiện đại; là trung tâm văn hóa, lịch sử; trung tâm tài chính, mua sắm; trung tâm vui chơi giải trí, thể thao của thành phố và khu vực nối xứ Đoài với trung tâm thành phố.

Lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo thành phố giao, lập quy hoạch đáp ứng các tiêu chí của 1 quận và phát triển quận đến năm 2050.

Đại diện huyện Đan Phượng và Gia Lâm cũng chia sẻ, trong quá trình xây dựng kế hoạch lập quy hoạch theo chức trách nhiệm vụ và định hướng phát triển riêng từng địa phương, UBND huyện cũng đã đề xuất những khó khăn, vướng mắc chủ yếu tập trung về vấn đề hạ tầng giao thông, rác thải, nước thải...

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam cho thấy, nhiều quận, huyện thể hiện trách nhiệm cao trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô theo nội dung Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, còn có những địa phương có biểu hiện làm "lấy lệ", chưa chủ động đối với phần công việc được giao.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Oai cho rằng, "huyện chỉ phối hợp với tư vấn để cung cấp tất cả các thông tin số liệu, không phải thực hiện các nội dung quy hoạch, vì Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao lập quy hoạch Thủ đô".

"Chúng tôi chỉ làm phần nội bộ huyện thôi, các huyện chỉ mang tính chất phối hợp về các nội dung hiện trạng", phía huyện Thanh Oai nói.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhận định, một số địa phương chưa hiểu hết vai trò, trách nhiệm của mình nên chưa chủ động xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, còn ỷ lại đơn vị tư vấn.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thông tin các định hướng lớn, xác định các trọng tâm phát triển của Thủ đô, trong đó, gợi ý xác định 2 vùng động lực phát triển Thủ đô:

-Vùng động lực tại khu vực Thành phố Bắc sông Hồng: là Thành phố về dịch vụ với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, giáo dục, du lịch, hội thảo… theo hướng thông minh và hội nhập; một phần dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp xung quanh, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

-Vùng động lực tại khu vực Thành phố phía Tây là Thành phố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục và đào tạo với Khu công nghệ cao Hòa Lạc là hạt nhân.

Xem xét chấm dứt hoạt động đầu tư dự án 2.300 của Tập đoàn FLC tại Thanh Hóa

Xem xét chấm dứt hoạt động đầu tư dự án 2.300 tỷ đồng của Tập đoàn FLC tại Thanh Hóa

(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa mới có văn bản chỉ đạo các sở, ngành chức năng xem xét việc chấm dứt hiệu lực pháp lý văn bản chấp thuận chủ trương, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hoàng Long do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Không tạo ra chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực bất động sản

(PLVN) -Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), khó khăn của doanh nghiệp bất động sản không thể đẩy hết trách nhiệm cho chính quyền, bắt ngân hàng phải gánh trách nhiệm chung. Và dù ngân hàng có điều chỉnh giảm lãi vay nhưng chưa chắc chủ đầu tư đã giảm giá bán nhà cho người dân.
Đồng Nai dự kiến đấu giá 17 khu đất

Đồng Nai dự kiến đấu giá 17 khu đất

(PLVN) - Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng các khu đất theo kế hoạch.
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Không được thu quá 5% tiền đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được thông qua đã nêu rõ, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh.
Thực trạng và giải pháp khi thực hiện pháp luật kinh tế tại Đà Nẵng

Thực trạng và giải pháp khi thực hiện pháp luật kinh tế tại Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 27/11, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ cùng các sở ban ngành TP. Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm khoa học Thực hiện pháp luật kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. PGS.TS Nguyễn Đức Minh Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và TS. Phạm Thị Thúy Nga, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nhà nước và Pháp luật chủ trì Toạ đàm.
“Hộp ngủ” 2m2 cho thuê 2 triệu đồng mỗi tháng ở quận Bình Thạnh.

Rà soát toàn bộ “hộp ngủ” trên địa bàn TP HCM

(PLVN) - Sở Xây dựng TP HCM thống kê địa bàn có 58 công trình với 2.165 “hộp ngủ” tiềm ẩn nguy cơ, khó thoát hiểm, rủi ro về tính mạng khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thông tin được Sở Xây dựng nêu trong báo cáo vừa gửi UBND TP, sau khi rà soát các công trình xây dựng theo kiểu “hộp ngủ” (sleep box) trên địa bàn.
Ảnh minh họa.

Tín hiệu cần lưu ý

(PLVN) -Hôm qua (13/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS).