“Áo” mới làm mờ thương hiệu Vietcombank?

(PLO) - Vietcombank đã từ chối một màu sắc vốn đã “đóng đinh” thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương suốt nhiều năm qua để thay bằng một màu thiếu ấn tượng khiến không chỉ khách hàng mà cả giới làm thương hiệu trong lĩnh vực nhà băng cũng cảm thấy khó hiểu.
Vietcombank thời chưa  thay “áo mới”
Vietcombank thời chưa thay “áo mới”

Việc một thương hiệu cần được làm mới, tùy theo cấp độ sau một thời gian để đảm bảo sự mới mẻ, hào hứng cho khách hàng là điều cần thiết. Nhưng lựa chọn đó phải hiệu quả về mặt kinh tế và ấn tượng về mặt thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện. 

Tự mình làm mình mờ? 

Một cán bộ thương hiệu đang công tác ở một ngân hàng thương mại đề nghị ẩn danh nói với PLVN, từ góc độ thương hiệu, việc Viecombank lựa chọn 2 màu nâu (khối đế) – vàng (tường) thật sự không hợp lý. Theo vị này, nếu Vietcombank sơn lại màu hoặc làm một dấu hiệu nhận diện nào đó cho tòa nhà để khách hàng cứ nhìn thấy dấu hiệu đó hoặc màu đó là biết của Vietcombank - mới đúng với giá trị của lý thuyết nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, theo đánh của cán bộ thuộc ngân hàng “bạn” nói trên, thì 2 màu sơn màu nâu và vàng mà Vietcombank chọn như hiện nay là 2 màu không tạo sự liên tưởng gì đến Vietcombank. Bởi nếu đã muốn đặt nhận diện thương hiệu từ tòa nhà trụ sở của các ngân hàng thì cần phải có sự khác biệt. “Ví dụ khi nhìn mấy mấy dải cong cong với 2 màu xanh trắng là có thể nhận biết ngay đó là Ngân hàng Á Châu (ACB). Tòa nhà nào của ACB cũng có dấu hiệu nhận biết này”, vị này nói. 

Trong khi màu vàng mà Vietcombank đã chọn là màu rất phổ biến, nhà dân, nhà chung cư, công sở đều chọn. Tất nhiên, trong số rất nhiều nhà chung cư cũng có những tòa nhà tạo sự nhận biết từ các màu đặc trưng như các tòa của Vincom là màu trắng.

“Điều này có nghĩa là nếu muốn tạo ra sự thay đổi cho bộ nhận diện thương hiệu mới, buộc những người làm thương hiệu phải lựa chọn một màu khác biệt. Ví dụ như  Ngân hàng Phát triển nhà TP HCM hay Vietjet đều chọn 2 màu sắc nổi bật là màu vàng và màu đỏ. Không đề cập đến mặt thẩm mỹ thì đây là những màu có độ nhận diện rất tốt”, cán bộ thương hiệu của ngân hàng trên cho ví dụ. 

Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng, nên có sự đồng bộ để có được sự nhận diện thương hiệu tốt nhưng cần phải tạo được sự khác biệt. Ví dụ như chọn màu sơn khác biệt hoặc cần thêm một dấu hiệu gì đó để làm điểm nhấn như cách điệu từ logo chẳng hạn để làm sao khi khách hàng nhìn vào là biết ngay đó là hội sở của Vietcombank. 

Đáng nói, trong các nhận biết thương hiệu liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, có thể  đánh giá hiệu quả nhất trong nhận diện của hội sở  là VP Bank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng) khi tòa nhà này được trang trí bằng đèn led. Hiện nay, chỉ duy nhất VP Bank dám trang trí mật độ dày. 

Sự độc đáo trong trang trí đèn led của VP Bank đã tạo nên một dấu ấn khó nhạt nhòa so với những “người anh em” trong giới nhà băng. Điều mà Vietcombank không phải không có khi màu đỏ đô đã hằn dấu trong mắt người dân suốt nhiều năm qua, nhưng ngân hàng này bỗng dưng từ chối nét riêng của mình để tìm tới với một sắc màu xa lạ. Và nó đã ít nhiều làm mờ đi thương hiệu của Vietcombank? 

Khách hàng hụt hẫng...

Ở đây tạm thời chưa bàn sâu đến chuyện lãng phí bao nhiều trong việc thay “áo mới”, nhiều khách hàng của ngân hàng này khi trao đổi với  PLVN đều nói rằng họ bất ngờ trước sự đổi màu không ấn tượng của Vietcombank. Chị Đào Hồng Thúy (Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, nhà chị khá xa cơ quan nên mỗi lần đi làm, chị đều lấy tòa Hội sở chính Vietcombank (198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm mốc, nhìn thấy tòa nhà ở gần mình tức là đã đến gần cơ quan. 

Nhưng kể từ khi tòa nhà này đổi sang màu vàng, chị Thúy gần như… mất phương hướng vì chỉ nhìn thấy màu vàng này ở nhiều nơi khác. “Cảm giác như mất đi một điều gì đó rất quen thuộc. Giá mà họ chọn một màu đặc biệt nào đó để dễ nhận diện, đánh dấu thì sẽ tốt hơn”, chị Thúy nói. 

Ở góc độ khác, anh Nguyễn Đức T  (phường Phú Hội, TP Huế) cho rằng, khi đến gửi tiền tại ngân hàng, điều mà khách hàng quan tâm là thái độ phục vụ cởi mở, nhiệt tình, làm thủ tục  nhanh chóng chứ không quan tâm nhiều đến màu sơn bên ngoài. Do đó, theo anh T: “Nếu bỏ ra số tiền quá lớn như vậy để làm mới trụ sở, tôi cho là lãng phí và không nên làm”.

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Na (phường An Đông, TP Huế) thì nhận định, màu sơn của Vietcombank trước đây khá ấn tượng, nổi bật không “đụng hàng”  với bất kỳ tòa nhà ngân hàng nào. “Nhưng nếu cần thiết phải thay thì nên là màu sắc khác biệt với các toà nhà, trụ sở khác chứ  lặp lại màu sắc của nhiều công trình xây dựng như vậy thì còn gì là nét riêng “rất Ngoại thương” như trước nữa?”, lời chị Na.

VP Bank độc đáo với đèn led trang trí

Sự độc đáo trong trang trí đèn led của VP Bank đã tạo nên một dấu ấn khó nhạt nhòa so với những “người anh em” trong giới nhà băng. Điều mà Vietcombank không phải không có khi màu đỏ đô đã hằn dấu trong mắt người dân suốt nhiều năm qua, nhưng ngân hàng này bỗng dưng từ chối nét riêng của mình để tìm tới với một sắc màu xa lạ. Và nó đã ít nhiều làm mờ đi thương hiệu của Vietcombank?

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.