3 khâu đột phá của ngành Xây dựng trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, năm 2022, Bộ Xây dựng cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nghiên cứu, hình thành các công cụ quản lý, cơ chế chính sách mới để nâng cao về hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung thực hiện 3 khâu đột phá.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thể chế và quy hoạch

Đây là 2 đột phá được đánh giá rất quan trọng của ngành. Theo đó, Bộ Xây dựng phải hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương.

Chỉ tiêu chủ yếu ngành Xây dựng phấn đấu năm 2022

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96-5,56%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 94%. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm dưới 16,5%. Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 16%.

Các đơn vị có liên quan cần tập trung lập Hồ sơ đề xuất xây dựng một số Luật mới như: Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Cấp thoát nước, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý không gian ngầm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2014.

Bộ Xây dựng sẽ tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. Theo đó, Bộ sẽ nâng cao chất lượng công tác lập Quy hoạch đảm bảo tầm nhìn, dự báo và tính khả thi. Kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh địa phương về công tác quy hoạch.

Ngành Xây dựng cũng tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, công cụ quản lý để kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị đồng bộ, gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn. Trong đó, Cục Phát triển đô thị phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đô thị.

Phải nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất Luật Quản lý phát triển đô thị và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý phát triển đô thị theo hướng hình thành các công cụ mới, hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và thúc đẩy phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch, nâng cao sức cạnh tranh khu vực đô thị, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ đất đai, từ phát triển không gian đô thị; tổ chức và quản lý đô thị đồng bộ về hạ tầng, hợp lý, thông minh, xanh, văn minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu; có bản sắc.

Nhiệm vụ nữa trong năm 2022 của ngành Xây dựng là tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu; Phối hợp với một số địa phương có điều kiện phù hợp để thí điểm xây dựng một số đô thị thông minh kiểu mẫu, là tiền đề tổng kết, đánh giá và nhân rộng.

Phát triển nhà ở xã hội, sửa chung cư cũ

Với khâu đột phá này, Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường BĐS; trong đó, tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, Bộ sẽ tập trung sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS. Xây dựng kế hoạch triển khai và đôn đốc các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tập trung xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp và trung bình; khắc phục việc mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở.

Bộ cũng bám sát chặt chẽ Chương trình phục hồi nền kinh tế giai đoạn 2022-2023 mà Chính phủ đang xây dựng để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách và nguồn lực cụ thể phù hợp, trọng tâm là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, người lao động; Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội của các nước có bối cảnh tương đồng để nghiên cứu, thay đổi căn bản tư duy, cách thức trong phát triển nhà ở xã hội, đa dạng hóa các nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng tập trung theo dõi chặt chẽ việc triển khai Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, phấn đấu năm 2022 khởi công một số dự án xây dựng lại chung cư cũ, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của Bộ Xây dựng trong năm 2022 là thường xuyên bám sát diễn biến thị trường BĐS để có giải pháp kịp thời xử lý các biến động tiêu cực của thị trường, đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh.

Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là tổ chức lập các quy hoạch và quản lý quy hoạch

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành Xây dựng là tổ chức lập các quy hoạch và quản lý quy hoạch. Những quy hoạch có chất lượng, bảo đảm tầm nhìn sẽ mở ra không gian và định hướng phát triển cho từng ngành, từng địa phương cũng như cả nước. Cùng với việc phê duyệt quy hoạch cần phải kiểm soát tốt quá trình quản lý thực hiện theo quy hoạch, đặc biệt là việc điều chỉnh quy hoạch phải hết sức thận trọng.

Ngành Xây dựng cần quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong thực hiện quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng (xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch), nhất là tại các đô thị và khu vực phát triển mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

(PLVN) - Cùng với việc làm rõ có hay không và căn cứ pháp lý của việc chuyển đổi công năng diện tích đất hơn 10.600m2 , UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát việc chuyển nhượng một phần dự án tại dự án Khu công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt do do Công ty cổ phần địa ốc Trung Nam làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

(PLVN) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và Tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công Lễ cất nóc tòa S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 tòa tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP HCM trong suốt thời gian qua.
Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

(PLVN) -  Đón 5.000 - 10.000 lượt khách/ngày, doanh thu thương mại tăng đột biến, Regal Legend đang trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư phía Bắc, đặc biệt làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước những thông tin về dòng sản phẩm bất động sản dòng tiền sắp ra mắt trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc City

Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc City

(PLVN) -  Sau thời gian khởi công và triển khai xây dựng, vào chiều ngày 04/05/2024 vừa qua tại bán đảo Van Phuc City đã tổ chức thành công buổi lễ khai trương bến du thuyền Marina Royal dưới sự quản lý và vận hành của Vietyacht - Nhà phân phối độc quyền các sản phẩm du thuyền hàng đầu Việt Nam.