Chính sách NOXH đi vào cuộc sống: Bài 1 - “Giấc mơ có thật” ở Quảng Nam

(PLO) - Đến nay, Quảng Nam đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn vay ưu đãi chương trình nhà ở xã hội. Hàng trăm gia đình người lao động, công chức, viên chức thu nhập thấp đã có ngôi nhà mới khang, trang chắc chắn hơn, biến giấc mơ an cư thành câu chuyện có thật.
Năm 2019, gia đình ông Trương Văn Ngô sẽ được đón Tết trong căn nhà mới xây có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi chương trình nhà ở xã hội
Năm 2019, gia đình ông Trương Văn Ngô sẽ được đón Tết trong căn nhà mới xây có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi chương trình nhà ở xã hội

Mấy năm “chờ” vốn

Đưa chúng tôi tới thăm nhà anh Trịnh Văn Kiên – chị Tống Thị Thảo Ngọc (đường Trần văn Ơn, khối 5, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Thọ Pha - Chủ tịch UBND phường – khoe: Nhà này vừa tân gia hôm qua đấy.

Trong ngôi nhà mới còn thơm mùi vôi vữa, ít đồ đạc nhưng ngập tràn hạnh phúc, thân phụ của anh Kiên mới từ Bắc vào thăm con nhân dịp có nhà mới không giấu nổi niềm vui: “Các cụ ta bảo, đàn ông có ba việc lớn: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, Kiên đã nhập ngũ hai chục năm nay, vợ chồng các cháu sống với nhau 18 năm nay con cái cũng đều sắp lớn cả, giờ có căn nhà mới của riêng các cháu, bố mẹ già chúng tôi ngoài quê cũng an lòng”.

Anh Kiên và chị Ngọc  cũng vui quýnh lên, đi ra vào trò chuyện với khách. 18 năm nay, từ khi cưới nhau, vợ chồng anh chị ở chung với các anh chị em trong một căn nhà nhỏ do bố mẹ chị Ngọc để lại. Là lính Biên phòng, quanh năm xa nhà, hết đi đồn núi lại xuống đồn biển, mới về công tác ở đơn vị đóng ở thành phố, gần vợ gần con hơn, anh Kiên cũng thấm thía hơn  nhu cầu về một chỗ ở chu đáo khi các con bắt đầu lớn khôn. Bao năm tích cóp, anh chị mua được mảnh đất hơn trăm mét vuông ở thành phố mới Tam Kỳ.

“Mấy năm nay, từ khi luật có quy định về cho vay mua, xây mới, sửa chữa nhà ở, vợ chồng chúng tôi trông ngóng lắm. Chúng tôi đọc báo, xem ti vi, lên mạng tìm hiểu. Đầu tháng 5 vừa rồi, chúng tôi khởi công nhà, bắt đầu sử dụng số tiền tiết kiệm và mượn của bà con. Vừa khởi công được ít ngày thì được tin Chính phủ có vốn cho vay, chúng tôi chạy ngay ra phường hỏi thủ tục rồi về cùng với Tổ Tiết kiệm và vay vốn chuẩn bị hồ sơ vay vốn” – anh Kiên kể.

“Anh Kiên ra UBND phường, gặp tôi, hỏi: Anh ơi em phải làm sao? Hộ khẩu của em ở đơn vị theo quy định của Quân đội mà thủ tục vay vốn chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội lại yêu cầu vợ chồng phải cùng hộ khẩu tại địa chỉ xây nhà” – Chủ tịch Nguyễn Thọ Pha kể - “Thế là chúng tôi hỏi các cơ quan chuyên môn về hộ khẩu rồi cùng anh Kiên tìm ra giải pháp phù hợp với quy định pháp luật để anh chị có thể hoàn thiện hồ sơ vay vốn chính sách chương trình nhà ở xã hội”.

Giờ đây, việc lớn thứ ba trong đời theo quan niệm của người xưa đã được anh Kiên thực hiện trọn vẹn, với sự hỗ trợ một phần từ 400 triệu đồng vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Có ngôi nhà khang trang, chị Ngọc yên tâm quay lại nghề dạy học, áp lực trả nợ không quá lớn phần nào tạo động lực cho gia đình anh chị tiếp tục những mục tiêu lớn hơn trong đời.

Ở một góc khác của thành phố Tam Kỳ, tại khu phố Mới, phường Tân Thạnh, gia đình ông Trương Văn Ngô và bà Trần Thị Thu Thủy đang bận rộn hoàn thiện căn nhà mới. Ông Ngô công tác ở Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Tam Kỳ “quản lý quỹ đất của cả thành phố đấy nhưng hai vợ chồng được đền bù giải phóng mặt bằng lô đất nho nhỏ này mãi chưa xây được nhà vì điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn”.

Ông Ngô cũng biết đến chính sách cho vay nhà ở xã hội, suốt mấy năm nay “canh từng diễn biến nhỏ, chờ trông ngày Nhà nước có tiền cho chúng tôi vay”. Nay, với 400 triệu vay được từ chương trình, gia đình ông bà có cơ hội xây được một ngôi nhà đẹp đẽ đàng hoàng, để “Tết này cả gia đình được ở nhà mới”.

Về việc triển khai cho vay chương trình nhà ở xã hội trên địa bàn, ông Nguyễn Thọ Pha – Chủ tịch UBND phường An Sơn – kể: khi tỉnh phân khai vốn, nhiều hộ dân đã nộp đơn xin vay chương trình này. Rà soát từ Tổ Tiết kiệm và vay vốn, rồi lên phường, “so bó đũa chọn cột cờ”, đợt đầu chỉ 2 hộ trong phường được vay, nhưng nhu cầu vay chương trình này trên địa bàn phường còn rất lớn. 

Cùng với 400 triệu vay chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình anh Trịnh Văn Kiên đã xây được căn nhà đẹp đẽ trị giá hơn 1 tỷ đồng
Cùng với 400 triệu vay chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình anh Trịnh Văn Kiên đã xây được căn nhà đẹp đẽ trị giá hơn 1 tỷ đồng

Thống nhất trong chỉ đạo và đồng bộ trong triển khai

Quảng Nam là một trong những địa phương thực hiện chính sách cho vay mua nhà ở xã hội quyết liệt và cũng là địa phương giải ngân nhanh nhất với số tiền giải ngân chương trình nhà ở xã hội đến thời điểm này là 37 tỷ đồng. 

Chia sẻ về việc triển khai chương trình này tại Tọa đàm “Cho vay mua nhà ở xã hội – hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp” vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Phan Thái Bình - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam – cho hay, tại Quảng Nam, nhu cầu về nhà ở rất lớn, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp.

“Ngay cả những đối tượng không được thụ hưởng chính sách họ cũng rất đồng tình ủng hộ bởi đối tượng được vay vốn có thể là một họ hàng nào đó trong gia đình của họ, và việc vay vốn đó có thể giải quyết chỗ ở không chỉ cho đối tượng được vay, mà cả các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy, chính sách về cho vay nhà ở xã hội nhận được sự vào cuộc, đồng tình rất lớn từ nhân dân” – ông Phan Thái Bình nói.

Theo ông Bình, đối với chính sách cho vay nhà ở xã hội, Quảng Nam đã có sự chuẩn bị cho vay ngay từ khi chính sách mới được ban hành. Năm 2018, Quảng Nam được phân bổ 50 tỷ nhưng trong một thời gian rất ngắn, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, các sở, ngành, hội đoàn thể, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của người dân, đến tháng 10/2018, Quảng Nam đã giải ngân được 37 tỷ chương trình nhà ở xã hội.

“Như vậy, từ nay đến cuối năm chỉ còn phải giải ngân 13 tỷ. Tôi cho rằng, với đà này, chỉ trong vòng một tháng nữa là Quảng Nam có thể hoàn thành việc giải ngân số vốn được phân bổ” – ông Bình nói – “Vì sao có sự giải ngân nhanh? Là nhờ có sự chỉ đạo thống nhất và triển khai đồng bộ của các cơ quan hữu trách, cùng với nhu cầu thực sự của người dân. Khi các cấp chính quyền và người dân cùng hiểu rõ chính sách thì triển khai nhanh. Đơn cử như khi làm hồ sơ, thủ tục mà vướng ở cấp cơ sở, lúc đó chính quyền cơ sở vào cuộc sẽ giải quyết nhanh chóng”.

Qua thực tiễn thực hiện tại Quảng Nam, ông Bình cho rằng, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn. “Qua khảo sát, đánh giá kế hoạch việc thực hiện Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ cho thấy, Quảng Nam luôn triển khai “làm trước một bước”. Cụ thể, năm 2018 kết thúc ngân sách chính sách xong thì kế hoạch năm 2019 đã sẵn sàng.

Dự kiến ban đầu, nguồn vốn nhu cầu của năm 2018 cũng như mỗi năm Quảng Nam cần khoảng 300 tỷ. Ví dụ trong năm 2018, Trung ương phân bổ cho Quảng Nam là 50 tỷ, mới chỉ đáp ứng 16% nhu cầu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là năm đầu tiên chúng tôi triển khai chương trình này, điều đáng ghi nhận là sự vào cuộc của các cấp, ngành cũng như sự chủ động tìm hiểu chính sách của người dân” – ông Bình cho biết.

Thứ nữa, để việc cho vay có hiệu quả, ngoài việc hỗ trợ lãi suất, ông Bình cho rằng, để bảo đảm chặt chẽ, tránh việc trục lợi chính sách thì chọn đối tượng phải chính xác. Xác định được chính xác đối tượng có nghĩa là đã thẩm định được đối tượng, không để diễn ra tình trạng trục lợi, vay từ ngân hàng này rồi sang ngân hàng khác gửi. 

Tuy nhiên, trong việc thực hiện chính sách cho vay ưu đãi chương trình nhà ở xã hội, thực tiễn áp dụng tại Quảng Nam cũng như nhiều địa phương cho thấy, còn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc, như vấn đề hộ khẩu, chứng từ, số lượng dự án nhà ở xã hội đáp ứng yêu cầu…

Vượt qua những “rào cản” này như thế nào để chính sách đi vào cuộc sống một cách suôn sẻ, phát huy thực sự hiệu quả an sinh xã hội quan trọng của chính sách đang là một trong những vấn đề được các sở, ngành hữu trách như Bộ Xây dựng, Ngân hàng Chính sách xã hội, các địa phương quan tâm, tháo gỡ, cũng được hàng triệu người thu nhập thấp ngóng trông mỗi ngày.

Theo thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội, từ tháng 4/2018 (thời điểm chính thức giải ngân nguồn vốn cho vay mua, thuê mua, xây mới, sửa chữa nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP) đến nay, có 55 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho vay, tổng dư nợ đạt 310 tỷ đồng, với 1.189 khách hàng đang vay vốn. Trong đó các chi nhánh triển khai cho vay tốt như: Quảng Nam 37 tỷ đồng, Đà Nẵng 31 tỷ đồng, Bắc Giang 24 tỷ đồng, Bắc Ninh 19 tỷ đồng, Hưng Yên 12 tỷ đồng, Thanh Hóa 11 tỷ đồng, Quảng Bình 11 tỷ đồng, Bình Dương 10 tỷ đồng, Lai Châu 9 tỷ đồng, Khánh Hòa 9 tỷ đồng. Dự kiến, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ hoàn thành kế hoạch cho vay năm 2018 được giao.

Bài 2: Tháo gỡ bất cập để chính sách thuận đường tới đích

Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.