Xử lý nước thải và chống ngập cho đô thị: Phát triển hạ tầng phải đi đôi với nâng cao ý thức

(PLO) - Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng xử lý nước thải, trở thành một vấn đề trọng yếu.
Xử lý nước thải công nghiệp tập trung - kế hoạch phát triển bền vững với môi trường. (ảnh: Xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại Đồng Nai)
Xử lý nước thải công nghiệp tập trung - kế hoạch phát triển bền vững với môi trường. (ảnh: Xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại Đồng Nai)

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng đến 12/2016, cả nước có 800 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng trên 36,6%. Dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 50% dân số (tương đương 52 triệu người).

Vì thế, Chính phủ đã coi việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là một nhiệm vụ cấp bách và Chính phủ Nhật Bản cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đang hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề này thông qua vốn vay ODA.

Nước thải “vượt mặt” hệ thống xử lý xả thải

Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025

Đến năm 2020: Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đạt 70%; 15-20% tổng lượng nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn…; 100% nước thải bệnh viện… được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị…; 30-50% nước thải làng nghề được thu gom, xử lý.

Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt 70%; 100% tuyến đường chính đô thị có hệ thống thoát nước mưa; giảm 50% tình trạng ngập úng đô thị ở các đô thị loại II trở lên. 

Đến năm 2025: 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn.

Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị đạt 80%; 20-30% tổng lượng nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn…; 80% nước thải làng nghề được thu gom, xử lý. 

Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt 80%; 10-20% các đô thị có giải pháp thu gom, xử lý, tái sử dụng nước mưa đạt quy chuẩn phục vụ sinh hoạt, tưới cây và rửa đường…; 100% các đô thị không còn tình trạng ngập úng thường xuyên vào mùa mưa.

Theo ông Fujita Yasuo - Trưởng đại diện JICA Việt Nam, hiện tại Hà Nội và TP HCM đã có các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đang hoạt động nhưng năng lực xử lý nước thải của các đô thị vẫn chưa theo kịp được với tốc độ tăng mạnh của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

Cùng với đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, hệ thống thoát nước đô thị đang được dùng chung cho tất cả các loại nước thải và nước mưa; được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp.

Còn ở các đô thị thuộc các tỉnh lị hay các vùng xa, thậm chí còn chưa xây dựng các đường ống xử lý nước thải. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Tình trạng nước thải sinh hoạt, sản xuất được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường, thậm chí xả thẳng vào nguồn tiếp nhận đúng “nguyên bản”, không xử lý vẫn diễn ra hàng ngày ở cả đô thị và nông thôn. Như tình trạng nước thải chảy vào gây ra ô nhiễm nguồn nước Hồ Tây, Linh Đàm, Văn Quán… (Hà Nội) mà như khẳng định của UBND TP Hà Nội (trong văn bản trả lời câu hỏi của cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND TP cuối năm 2016), đó là mội trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng cá chết hàng loạt ở các hồ này.

Phương pháp xử lý nước thải truyền thống cần các nhà máy, trạm xử lý nước tập trung. Hiện cả nước mới có khoảng 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất xử lý nước thải đạt 890.000m3/ngày đêm. Ước tính chỉ khoảng 12-13% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý phù hợp trước khi xả thải vào môi trường. Còn lại nhiều đô thị đang xây dựng hoặc chưa có trạm xử lý nước thải. Một nguyên nhân được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chỉ ra là do khó khăn về nguồn đầu tư. Chính quyền địa phương không thể đủ sức trang trải chi phí đầu tư cơ bản cho các công trình này nếu không có hỗ trợ đáng kể từ T.Ư hoặc từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, hoặc cả hai. Phí nước thải có thể thu được từ người sử dụng hiếm khi đủ trang trải chi phí vận hành và bảo trì, cũng như không thể đáp ứng chi phí xây dựng hoặc thay thế. Còn đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải đô thị chưa đáng kể. Đến nay, sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực này thường trên cơ sở mời tham gia hoặc đấu thầu tự nguyện, sau đó là một hợp đồng được thương thảo mà không có sự cạnh tranh hoặc không minh bạch hoàn toàn.

Dù có trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng người dân vẫn xả thải thẳng ra môi trường. Tại Hồ Tây là một ví dụ, với dự án thu gom, xử lý nước thải từ nhiều năm nay, có 2 nhà máy xử lý nước thải nhưng bây giờ vẫn còn hiện trạng các hộ sản xuất, kinh doanh xả nước thải ra hồ. “Đây là vấn đề mà UBND quận Tây Hồ và TP cần kiên quyết xử lý” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 6 (tháng 10/2016).

“Bít” kênh, mương bằng bê tông, rác thải

Ngoài ra, qua tình trạng ngập úng đô thị tại TP HCM và mỗi khi mưa lớn tại Hà Nội, việc nhiều đô thị trước đây không bị ngập như Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn, Hải Phòng, Nha Trang… nay cũng đang đối mặt với ngập lụt cũng cho thấy hệ thống thoát nước đô thị đã không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước thải, nhất là khi có mưa lớn bởi nhiều tuyến cống không đủ tiết diện thoát nước như nhận xét của ông Nguyễn Hồng Tiến.

Sau trận mưa lịch sử tháng 9/2016, Trung tâm điều hành chống ngập của TP HCM chỉ ra nguyên nhân “mưa quá lớn, cống quá nhỏ” khiến tình trạng “ngập trên diện rộng, cả một số tuyến đường đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước”. Vì theo Quy hoạch tổng thế hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020, đối với tuyến cống cấp cao nhất đạt trên 95mm trong 3 giờ, triều cường theo thiết kế là trên 1,3m. Trong khi đó, những năm gần đây, các cơn mưa có vũ lượng trên 100mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước, cuối năm 2016 là 1,68m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5m. 

Việc bê tông hóa kênh, mương góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tiêu thoát nước. Xây dựng không theo quy hoạch, xây dựng trên cống thoát nước, lấn chiếm và đổ rác bừa bãi (kể các rác thải xây dựng) lấp hồ, sông, kênh như tại các tuyến kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) hàng loạt công trình nhà dân xây lấn chiếm bờ kênh. Dưới lòng kênh cũng có lượng lớn rác thải và vật liệu xây dựng chắn ngang dòng chảy, bít kín cửa thoát nước...

Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp thì kéo theo sự gia tăng nước thải từ các khu công nghiệp này rất lớn. Mục tiêu xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở tất cả các khu công nghiệp chính phủ mới chỉ đạt được 45%. Rất nhiều nhà máy xử lý tập trung đã được lắp đặt nhưng không được sử dụng. Theo đánh giá của ADB, việc thiếu cưỡng chế thực thi các quy chuẩn kỹ thuật về nguồn nước tiếp nhận đồng nghĩa với việc hầu như không có cơ chế khuyến khích các cơ sở công nghiệp hoặc đơn vị vận hành khu công nghiệp chi tiền cho việc xử lý nước thải.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp hoặc từ các làng nghề tại các sông, hồ, kênh rạch trở nên trầm trọng hơn và điển hình có thể thấy ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy và sông Đồng Nai. Nước thải công nghiệp có thể gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, do tải trọng chất hữu cơ rất cao (ví dụ nước thải từ ngành chế biến thực phẩm), và do khả năng hiện diện các chất độc hại và chịu nhiệt, vốn gây tổn hại lâu dài tới môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nước cho nhiều đô thị.

Tăng trách nhiệm về dịch vụ thoát nước

Ông Fujita Yasuo khẳng định, nếu xét về mục tiêu trung và dài hạn, việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn là vô cùng cần thiết. Dự kiến đến năm 2025, cả nước sẽ có thêm 40 nhà máy xử lý nước thải tập trung, đưa tổng công xuất xử lý nước thải lên 2,4 triệu m3/ngày đêm. Tuy nhiên, xây dựng những nhà máy như vậy cần rất nhiều chi phí cũng như đất đai, kể cả việc phải đào tạo thêm nhiều chuyên viên kỹ thuật. ADB đã ước tính Việt Nam cần đến hơn 20 tỷ USD để giảm tác động môi trường của hành động xả chất thải đô thị và công nghiệp, trong đó có nước thải. 

Ngoài ra, cho dù có xây dựng các nhà máy xử lý nước thải như vậy đi nữa cũng không thể xử lý cho toàn bộ các khu vực được. Bởi vậy, đi đôi với phương pháp xử lý nước thải truyền thống, các chuyên gia môi trường của Nhật Bản đã gợi ý Việt Nam nên áp dụng những công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải phi tập trung tại các khu vực đô thị địa phương, các khu vực ở trên cao ngay trong các đô thị lớn, hay các khu vực ít dân cư, vùng sâu, vùng xa, khu vực quần đảo nhỏ… để không phải xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn. 

Đặc biệt, theo ADB, cần “phi tập trung hóa và tăng chịu trách nhiệm” trong lĩnh vực quản lý cấp và thoát nước, cụ thể là các công ty cấp thoát nước tại địa phương phải chịu trách nhiệm trước cấp trên xét về tuân thủ các chính sách, quy định và tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm trước người dân về dịch vụ cấp, thoát nước mà người dân phải trả phí. Chính quyền địa phương cũng phải có đủ năng lực thực hiện vai trò được giao về quy hoạch, thực thi, quản lý và vận hành các dịch vụ cấp, thoát nước. 

ADB cũng khẳng định, đầu tư xử lý nước thải công nghiệp có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể xét về khía cạnh cải thiện môi trường trong dài hạn. Nếu so sánh với chi phí của hệ thống thoát nước đô thị, mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất nhỏ do số cơ sở xả thải ít, có thể thu hồi trực tiếp chi phí đầu tư từ các cơ sở công nghiệp liên quan. 

Vì thế, “khi thiết kế các chương trình quản lý nước thải đô thị, cần đồng thời cân nhắc tối đa vấn đề nước thải công nghiệp để đạt được lợi ích lớn hơn về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp nhận nước thải công nghiệp vào hệ thống cống thoát chung có thể thực tiễn trong một số trường hợp khi có thể thực thi hiệu quả việc xử lý trước. Bên cạnh những lợi ích về môi trường, phương án này có thể cải thiện tính bền vững về mặt tài chính của hệ thống cống thoát chung, do việc xử lý nước thải công nghiệp thường sẽ có mức phí cao hơn” – ADB nhận định.

Từ tháng 2/2016, JICA cùng Công ty Hóa học công nghiệp Sekisui đã tiến hành điều tra kiểm chứng kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải phi tập trung “Làm sạch ngay trong đường ống” được thí nghiệm ở một số địa phương như lắp đặt khoảng 40 ống làm sạch tại trạm xử lý nước thải Kim Liên (TP Hà Nội), TP Hạ Long, đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và chôn khoảng 500m ống làm sạch quanh khu dân cư (ở Hà Nam).

Theo công nghệ mới này của Nhật, hệ thống làm sạch trong đường ống không cần các nhà máy xử lý, không dùng điện nên tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công, không cần nhân lực chuyên môn. Kỹ thuật này dùng vi sinh vật bám vào lòng để ống xử lý nước ngay khi nước chảy qua và khi nước thải ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn.

Tại Hội thảo “Cải thiện nước thải và môi trường” do JICA tổ chức với sự hỗ trợ của Công ty Sekisui tuần qua, ông Nguyễn Hồng Tiến cho rằng, Việt Nam cần xem xét và ứng dụng những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến như vậy để tăng năng lực xử lý nước thải đô thị và công nghiệp hiện nay.

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.