Xét nghiệm mới phát hiện sớm ung thư gan dưới 2cm

Xét nghiệm mới phát hiện sớm ung thư gan dưới 2cm
(PLO) -Chỉ với một lần lấy máu làm xét nghiệm, sau 1,5 giờ có kết quả, bằng bộ 3 xét nghiệm HCC Wako gồm AFP, AFP-L3 và DCP (còn gọi là PIVKA-II) có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư gan khi khối u nhỏ hơn 2cm. 

Suýt mất mạng vì triệu chứng bệnh gan dễ bỏ qua

Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng như sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi…, khiến người bệnh dễ bỏ qua. Đến khi xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, sụt cân không rõ nguyên nhân,… đi khám bệnh đã tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. 

Bệnh nhân L.Q.T. (53 tuổi, Bắc Ninh) đến Bệnh viện Đa khoa (ĐK) MEDLATEC khám là một ca bệnh điển hình cho người bị gan không có triệu chứng rõ ràng. Theo đó, trong khoảng 10 ngày, thấy ăn uống kém, đau bụng âm ỉ, kèm cảm giác đầy hơi chướng bụng, khó tiêu nên bệnh nhân đã đến MEDLATEC khám. Kết quả đã phát hiện viêm gan B (HBsAg dương tính), men gan tăng AST: 191.6 U/L, ALT: 53.3 U/L, GGT: 246.1 U/L và đặc biệt AFP: 66875 lg/mL tăng rất cao so (bình thường: 0-20 lg/mL). 

Kết hợp với siêu âm ổ bụng có gan trái nhu mô gan thô, bờ gan không đều. Sau đó, chỉ định chụp cắt lớp vi tính, có kết quả gan biến đổi hình thái, nhu mô gan trái giảm tỷ trọng thành đám có chỗ tạo thành nốt đường kính lớn nhất phân thùy IV, đường kính lớn nhất 68mm nên theo dõi ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). 

Mệt mỏi, sốt cao, sụt cân không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu của bệnh gan.
Mệt mỏi, sốt cao, sụt cân không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu của bệnh gan.

Bệnh nhân cho biết trước khi đi khám không có các bất thường như ợ hơi, ợ chua, nôn, sốt, không gầy sút cân và đại tiểu tiện bình thường. Do kết quả khám chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan trên nền viêm gan B, nên có chỉ định nhập viện điều trị chuyên khoa. 

Hiện nay có nhiều phương pháp phát hiện sớm ung thư gan, trong đó phổ biến là chỉ định làm xét nghiệm AFP và siêu âm. Tuy nhiên, mức độ AFP huyết thanh có tỷ lệ âm tính giả cao khi khối u còn nhỏ (giai đoạn sớm) và tỷ lệ dương tính giả cũng cao, vì mức độ AFP cũng có thể tăng ở bệnh nhân xơ gan, viêm gan mạn, có thai,…  

Trường hợp bệnh nhân N.N.M (54 tuổi, Lạng Sơn) đến Bệnh viện ĐK MEDLATEC khám hoàn toàn bình thường, không có mệt mỏi, không gầy sụt cân. Nhưng kết quả khám biểu hiện men gan tăng nhẹ AST:53.5U/L, ALT:65.5U/L, GGT:117.5U/L, AFP:4.4lg/mL (bình thường: 0-20 lg/mL), viêm gan B và C âm tính, tuy nhiên siêu âm cho kết quả theo dõi u gan phải.  

Vì vậy, bệnh nhân được chỉ định làm thêm HCC Wako và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Kết quả xét nghiệm HCC Wako có AFP: 4.4 (bình thường 20 ng/mL), AFP-L3: 24.0 (tăng) (bình thường 0.5-9.9%), PivkaII(DCP): 7430 (tăng cao) (bình thường < 40mAU/mL). Chụp cắt lớp vi tính: Hình ảnh u gan theo dõi HCC. Trước kết quả chẩn đoán: Ung thư biểu mô tế bào gan nên bệnh nhân có chỉ định nhập viện điều trị chuyên khoa.

Tiến bộ vượt bậc trong xét nghiệm cận lâm sàng

Hiện nay, việc kết hợp dấu ấn AFP và hai dấu ấn khác là AFP-L3 và PIVKA-II (DCP) mang lại giá trị đặc biệt trong phát hiện sớm ung thư gan. 

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc khám và tư vấn các bệnh lý gan mật tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC.
PGS. TS Trịnh Thị Ngọc khám và tư vấn các bệnh lý gan mật tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC.

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - Chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK MEDLATEC cho biết: Bộ 3 xét nghiệm AFP, AFP-L3 và DCP là những tiến bộ vượt bậc về lĩnh vực cận lâm sàng trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư gan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sự kết hợp các dấu ấn khối u này có khả năng phát hiện sớm 81,8% ung thư ở giai đoạn sớm (giai đoạn I), 86,7% khối u có kích thước nhỏ (<2cm) và 91,7% một khối u đơn lẻ của ung thư gan khi AFP thấp < 20 ng/mL. Độ nhạy 83% và độ đặc hiệu trên 90% (các xét nghiệm riêng lẻ chỉ cho độ nhạy khoảng 60%).

Ngoài ra, bộ xét nghiệm còn đặc biệt có ý nghĩa với các trường hợp chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, kết hợp với kết quả siêu âm có khối bất thường nhưng chưa khẳng định ung thư, hay các trường hợp có kết quả xét nghiệm tăng cao, nhưng khó lấy mẫu làm xét nghiệm sinh thiết. Và rất có ý nghĩa định hướng bác sĩ lâm sàng theo dõi, điều trị và đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân. Cung cấp thêm thông tin chẩn đoán chẩn đoán nếu các phương pháp chẩn đoán khác còn nghi ngờ  

Như vậy, việc kết hợp bộ 3 xét nghiệm AFP, AFP-L3 và DCP có ý nghĩa quan trọng phát hiện sớm ung thư biểu mô tế bào gan ngay cả khi bệnh nhân có mức độ AFP tăng hoặc không tăng. Ngoài ra, còn có ý nghĩa khác như chẩn đoán phân biệt giữa HCC và viêm gan, đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi tái phát ung thư biểu mô tế bào gan sau điều trị, đánh giá tiên lượng ung thư gan,… 

Nhằm giúp người dân có cơ hội chẩn đoán sớm để nâng cao hiệu quả điều trị, Bệnh viện ĐK MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế ngoài công lập triển khai đồng bộ xét nghiệm HCC Wakoo gồm AFP, AFP-L3 và DCP được phân tích tự động trên máy μTAS Wako i30 (Nhật Bản).  

Cùng với đội ngũ chuyên gia Gan mật đầu ngành, và việc trang bị đồng bộ thiết bị từ xét nghiệm đến các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, kỹ thuật Fibroscan, chụp cắt lớp vi tính,… Trung tâm Gan Mật, Bệnh viện MEDLATEC đã trở thành địa chỉ tầm soát và quản lý bệnh gan mật uy tín tại Hà Nội.  

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.