Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội liên tục "né" trả lời vụ 8B Lê Trực?

(PLO) - Theo quy định dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thì không thuộc diện phải xin Giấy phép xây dựng (GPXD), thế nhưng dự án 8B Lê Trực vẫn bị “ép” phải xin GPXD.

Bị rơi vào thế “phải sai”

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc “Chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực có bị oan?” thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là từ cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc.

Nỗi phấp phỏng chờ đợi được làm sáng tỏ của hàng trăm gia đình mua căn hộ, của Cty cổ phần May Lê Trực và của hàng trăm gia đình cán bộ công nhân viên của Cty vẫn chưa được giải quyết và trả lời thỏa đáng.

Bên phía doanh nghiệp đưa ra những văn bản có giá trị pháp lý đang có hiệu lực pháp luật chứng minh và yêu cầu được xác định.

Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội liên tục "né" trả lời vụ 8B Lê Trực? ảnh 1
Tòa nhà 8B Lê Trực

Công trình 8B Lê Trực được Chủ đầu tư xây dựng theo đúng Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận kèm theo văn bản số 499/QHKT-P2 ngày 16/3/2009;

Thiết kế sơ sở của công trình được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định kem theo Văn bản số 2154/SXD-TĐ ngày 07/04/2009 với quy mô 20 tầng (bao gồm 2 tầng kỹ thuật và tầng mái), chiều cao của công trình là 69,1m.

Nhưng sau đó Sở Quy hoạch Kiến trúc khi đó do ông Nguyễn Văn Hải là Giám đốc đã hồi tố không có bất cứ căn cứ pháp luật nào bằng việc điều  chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và Sở Xây dựng cấp GPXD số 11/GP-SXD với quy mô công trình chỉ còn 18 tầng, cao 53m (giảm đi 2 tầng nhưng chiều cao thì lại giảm đi tới 17m - thiếu chiều cao công trình nghiêm trọng, đẩy Chủ đầu tư vào thế phải vi phạm);

Việc làm này của hai Sở đã “bỏ qua” Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của UBND thành phố Hà Nội.

Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội liên tục "né" trả lời vụ 8B Lê Trực? ảnh 2

Văn bản trả lời có nhiều nội dung né tránh của Sở Xây dựng.

Điều khôi hài nhất là việc Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn và yêu cầu chủ đầu tư phải đi xin GPXD trong khi theo quy định pháp luật, công trình 8B Lê Trực thuộc đối tượng không phải cấp GPXD.

Tất cả những yêu cầu, hướng dẫn sai pháp luật đó đã đẩy doanh nghiệp vào thế “sai theo GPXD”.

Việc “vô tình”đẩy doanh nghiệp vào “thế sai” khiến doanh nghiệp không thể trở tay khi những hợp đồng góp vốn đầu tư, trang thiết bị thiết bị phục vụ dự án đã được đặt mua.

Việc hồi tố trái quy định pháp luật, giảm quy mô công trình, gây thiệt hại lớn về kinh tế thì sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp như thế nào, thiệt hại về kinh tế này ai sẽ là người phải bồi thường?

Lúc này không phải chỉ riêng Chủ đầu tư mà đó là khách hàng, nhà thầu, hàng trăm cán bộ công nhân viên với hàng nghìn người liên quan phri chịu hậu quả nặng nề.

Ở đây muốn nói đến chữ “tâm” của nhà quản lý, họ có nghĩ tới những hệ lụy “kinh khủng” như vậy không?

Còn nữa, trở lại việc để được phê duyệt quy hoạch dự án với quy mô công trình 69,1m và 20 tầng, Chủ đầu tư đã thỏa thuận với UBND thành phố Hà Nội “hiến” 2.000m2 đất giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước để làm đường mà không đòi hỏi bồi thường khu đất tương đương khác như bất kỳ doanh nghiệp nào khác với mục đích tiết kiệm tiền cho quốc gia làm những việc có ích khác. 

Thử hỏi lúc này, những người ký vào các văn bản và cho rằng đó là pháp luật, họ đã nghĩ gì? Lương tâm của người lãnh đạo “Sở ngành” ở đâu rồi?

Chưa dừng lại ở đó, sau này khi vụ việc được đưa lên mặt báo, họ nhanh chóng hợp thức những “sai lầm” của mình bằng những báo cáo gửi lên UBND thành phố và cả Chính phủ, bỏ qua các thông tin đặc biệt quan trọng mà chỉ nhấn mạnh việc Chủ đầu tư xây dựng công trình sai phép mà cố tình gạt hướng dư luận về giá trị pháp lý của GPXD.

Quy hoạch xây dựng Thủ đô sẽ ra sao khi mà “trình độ” và “lương tâm” của 2 Sở chuyên ngành như vậy, câu trả lời cũng được thực tế chứng minh, mỗi ngày giao thông thêm tắc, thoát nước thêm khó khăn. 

UBND thành phố từ đời lãnh đạo trước tới lãnh đạo sau đều có những chủ trương cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút, xây dựng Thủ đô ngày một giàu đẹp, thành phố giao việc nhưng thật sự công bằng mà nói, thành phố không thể kiểm soát xuể, chỉ còn biết tin tưởng vào những con người mình lựa chọn và giao nhiệm vụ.

Với những thực tế đang diễn ra, điển hình là vụ 8B Lê Trực, có lẽ thành phố cần nhìn nhận lại niềm tin của mình đã đặt đúng chỗ chưa?

Nguy hiểm thay nếu niềm tin chỉ cần đặt nhầm vào một vài con người thì thành phố sẽ làm mất lòng tin của hàng triệu người dân, một sự đánh đổi quá đắt. 

Cũng qua câu chuyện này, chúng tôi cũng muốn dư luận hiểu rõ rằng, không phải thành phố chỉ đạo sai, mà do người thực hiện chỉ đạo chưa đúng mà thôi, từ cái chưa đúng đó dẫn đến hậu quả khôn lường.

Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội liên tục "né" trả lời vụ 8B Lê Trực? ảnh 3
Phần nội dung liêu quan đến 8B Lê Trực tại Quyết định 4001/QĐ-UBND.

Trở lại vấn đề, theo báo cáo của Sở Xây dựng và phát biểu của Bí thư Hà Nội, trên toàn địa bàn Hà Nội có tới 2.668 dự án đã vi phạm trật tự xây dựng đô thị, nhưng qua vụ việc điển hình tại tòa nhà 8B Lê Trực liệu có phải một nửa con số đó là có sự “oan sai” hay là “ép phải sai”. 

Sở Xây dựng đã trả lời việc này như thế nào?

Khi mà UBND thành phố Hà Nội một mực tin các cơ quan “tham mưu” của mình là Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình, đến mức sẵn sàng tin bất cứ báo cáo nào của 3 đơn vị này đưa lên.

Ngay cả khi UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Quy hoạch – kiến trúc, UBND quận Ba Đình xem xét giải quyết khiếu nại của người dân, của Chủ đầu tư mà họ không hề có động thái cho tạm dừng việc cưỡng chế chờ kết quả giải quyết đơn khiếu nại và họ cũng không đoái hoài tới việc tổ chức cuộc họp “đối thoại” với những người đứng đơn để làm việc thỏa đáng theo quy định của Luật Khiếu nại.

Vì sao Sở Xây dựng Hà Nội liên tục "né" trả lời vụ 8B Lê Trực? ảnh 4

Phần nội dung liêu quan đến 8B Lê Trực tại Quyết định 4001/QĐ-UBND.

UBND thành phố Hà Nội đã đến lúc phải xem xét trách nhiệm của 2 cơ quan trên về việc tuân thủ pháp luật. Phải chăng lối mòn trong phong cách làm việc của các cơ quan, Sở ngành của Hà Nội đã ăn quá sâu mà không hề nghĩ tới việc điều chỉnh.

Tạm bỏ qua các yếu tố pháp lý trước đây để cùng luận bàn về cách Sở Xây dựng trả lời truyền thông mới đây nhất.

Đưa ra câu hỏi liên quan tới vụ 8B Lê Trực, Đài truyền hình Quốc hội – Đài tiếng nói Việt Nam có văn bản gửi tới Sở Xây dựng 2 câu có nội dụng: Thứ nhất, UBND thành phố đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 cho toà nhà 8B Lê Trực xây cao 70m với 20 tầng. Vậy dựa vào căn cứ pháp lý nào Sở Xây dựng Hà Nội ra quyết định cho phép chủ đầu tư xây dựng công trình 18 tầng, chiều cao công trình 53m?

Thứ hai, theo khoản 1, Điều 27 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì công trình nhà 8B Lê Trực cần phải có GPXD không? 

Sở Xây dựng có văn bản trả lời mà không hề trả lời hai câu hỏi trên, đặc biệt trong đó có một nội dung rất đáng lưu ý và đặt ra câu hỏi đối với Sở Xây dựng đó là:

GPXD hoàn toàn phù hợp với thiết kế đô thị - tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú - Kim Mã, tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 4001/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, người ký duyệt là Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo.

Sau lục tìm kho dữ liệu thu thập được, phóng viên chúng tôi thật sự sốc với căn cứ liên quan tới Quyết định 4001/QĐ-UBND mà Sở Xây dựng đưa ra để trả lời truyền thông, câu hỏi ngay lập tức được đặt ra là: “Sở Xây dựng có nắm bắt được nội dung Quyết định 4001/QĐ-UBND liên quan tới dự án 8B Lê Trực như thế nào không? Hay chỉ là việc nắm bắt được những thông tin của dư luận, để rồi có những trả lời như vậy ?  

Trong toàn bộ Quyết định dài 7 trang giấy, những vấn đề liên quan tới 8B Lê Trực chỉ vỏn vẹn chưa đây 5 dòng có nội dung: “Đất ở chung cư nhiều tầng: Dự án Trung tâm thương mại – văn phòng – nhà ở để bán và cho thuê; Chủ đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực. Dự án Trung tâm thương mại – văn phòng – nhà ở để bán và cho thuê tại khu đất Cty cổ phần May Lê Trực tại số 8B Lê Trực do Công ty cổ phần May Lê Trực làm chủ đầu tư sẽ được xác định cụ thể theo dự án riêng, theo Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ được Sở quy hoạch Kiến trúc phê duyệt”.

Tìm hiểu pháp lý liên quan, chúng ta thấy rõ: Thứ nhất: Tên dự án là Trung tâm thương mại – văn phòng – nhà ở để bán và cho thuê được UBND thành phố Hà Nội đặt cho tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 về phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Quy mô dự án theo Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ được Sở quy hoạch Kiến trúc phê duyệt tại văn bản số 499/QHKT-P2 ngày 16/3/2009  là 20 tầng cao 69,1m và đương nhiên phù hợp với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Thứ hai: Căn cứ quan trọng nhất trong GPXD theo quy định là quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì không hề căn cứ. Họ cũng phải hiểu rằng thiết kế đô thị là một thành phần thuộc quy hoạch xây dựng không phải Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Cái số 1/500 được nêu tại Quyết định 4001/QĐ-UBND thể hiện tỷ lệ bản vẽ được thể hiện.

Vậy Sở Xây dựng trả lời truyền thông như vậy là như thế nào? Nếu truyền thông không nắm được những yếu tố quan trọng trên thì định hướng dư luận sẽ ra sao? Việc giải quyết sẽ tới đâu?

Với cung cách làm việc, hướng dẫn doanh nghiệp, “giải quyết khiếu nại” của Sở Xây dựng như vậy thì liệu Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực có được giải oan không (nếu có)?

Chính vì thế, rất cần các cơ quan chức năng khác lên tiếng về những vấn đề này. Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng có ý kiến về vấn đề này, chứ không thể đứng “ngoài cuộc” mãi như vậy được.

Luật Khiếu nại được ban hành là để thực hiện, giải quyết đem lại lòng tin trong nhân dân, tránh oan sai, khiếu nại phức tạp kéo dài!

Thị trường căn hộ gia tăng sức nóng khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thực. (Ảnh phối cảnh dự án Hanoi Melody Residences)

"Bão giá" chung cư Hà Nội, nên mua nhà ở đâu?

(PLVN) - Trong bối cảnh thị trường chung cư Hà Nội tăng giá chưa có tín hiệu dừng, nhiều người tìm chốn an cư, nhà đầu tư bất động sản vẫn đau đáu với câu hỏi: “Đâu là nơi tốt nhất để sống?” “Đâu là nơi bền vững để đầu tư?”. Thị trường phía Nam, sức hấp dẫn của các căn hộ chuẩn "All - in - on" ở phía Nam Hà Nội đang nóng trong thời gian gần đây liệu có phải là "bến đáp" cho dòng tiền? 
Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

(PLVN) - Đà Lạt - thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc, thiên nhiên, vừa đón nhận dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam, kỳ vọng trở thành điểm đến mới của toàn cầu với sự xuất hiện của những thương hiệu hàng đầu thế giới: Kengo Kuma, Isometrix, 1508 London và Chiva-Som.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

(PLVN) - Ngày 8/12/2024, Aqua City tổ chức sự kiện bàn giao nhà cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng tiện ích tại phân khu River Park 2. Cũng trong dịp này, Fiesta 1 Clubhouse quy mô bậc nhất dự án đã chính thức được đưa vào vận hành phục vụ cư dân.
Top 50 Doanh nghiệp thực hành Quản trị Công ty tốt nhất (VNCG50).

PDR lọt Top 50 Doanh nghiệp thực hành quản trị công ty tốt nhất - VNCG50

(PLVN) - Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp thực hành Quản trị Công ty tốt nhất (VNCG50), danh hiệu được công bố bởi Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn vinh các doanh nghiệp tiên phong trong quản trị công ty, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn bất động sản tại Đà Nẵng

Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn bất động sản tại Đà Nẵng

(PLVN) - Tính đến hết Quý III/2024, TP Đà Nẵng đón nhận những báo cáo tích cực về mức độ tăng trưởng về cả kinh tế, du lịch, dịch vụ. Khi thị trường bất động sản dần hồi phục, nhà đầu tư càng an tâm vì dư địa tiềm năng của Đà Nẵng rất lớn, nhờ giá cho thuê tăng hàng năm và lợi nhuận ròng trên vốn khá lớn so với các thị trường khác.
The Sonata - 'Tâm điểm hội nhập' tại đô thị biển quốc tế Đà Nẵng

The Sonata - 'Tâm điểm hội nhập' tại đô thị biển quốc tế Đà Nẵng

(PLVN) - Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn hoa giữa lòng thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư tầm cỡ châu lục.
Toàn bộ giỏ hàng tương ứng 181 sản phẩm đã được các đối tác/khách hàng chiến lược đăng ký và bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên để đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

Quy Nhơn ICONIC tạo sóng -181 căn được đặt chỗ, nhiều khách hàng phải chờ đợt 2

(PLVN) -  Ngày 3/12/2024, tại Tòa nhà Phát Đạt Group, TP HCM, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã tổ chức lễ bốc thăm chọn căn đợt 1 cho dự án Khu Đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định). Sự kiện nhằm minh bạch hóa quá trình phân bổ sản phẩm, tạo điều kiện cho các đối tác và khách hàng chiến lược lựa chọn những căn hộ tiềm năng, đồng thời khẳng định cam kết của Phát Đạt trong việc đưa các sản phẩm bất động sản chất lượng cao ra thị trường.
Ảnh minh hoạ.

Lời cảnh tỉnh cho những đối tượng thao túng giá nhà đất

(PLVN) - Động thái tố tụng của Công an Hà Nội với các đối tượng là rất cần thiết, được dư luận hoan nghênh, ủng hộ nhiệt tình; đồng thời là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các đối tượng có ý định xấu. Động thái nêu trên của Công an Hà Nội cũng góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững...
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Chống thất thu đối với chuyển nhượng bất động sản hai giá. Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Cơ quan thuế khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá để tạo thị trường bất động sản lành mạnh.