Trích lập dự phòng tăng vọt, lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng

(PLO) - Mặc dù trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng khá mạnh nhưng một điều đáng mừng là lợi nhuận của hầu hết các nhà băng đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thống kê 10 ngân hàng lớn của Việt Nam mới công bố báo cáo tài chính quý III/2016 gồm Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SHB, MBB, Sacombank, ACB, VIB, VPbank và Eximbank cho thấy, có 6/10 ngân hàng tăng chi phí rủi ro tín dụng so với cùng kỳ, với tổng chi phí trích lập dự phòng trong quý đạt hơn 7.994 tỷ đồng, tăng tới 42,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức trích lập này lại giảm 16% so với quý II.

BIDV là một trong những ngân hàng tăng trích lập dự phòng mạnh nhất trong nhóm khảo sát với việc tăng tới 396% so với cùng kỳ năm ngoái (từ hơn 499 tỷ đồng lên hơn 2.478 tỷ đồng). Điều này khiến cho lợi nhuận thuần của ngân hàng dù tăng tới 68,3%, đạt hơn 4.908 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt hơn 2.430 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,5 so với quý III/2015.

Tính chung 9 tháng, BIDV phải trích lập hơn 6.972 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 5.758 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% dù lợi nhuận thuần tăng tới 34% so với cùng kỳ.

VIB cũng nằm trong top các ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng. Báo cáo tài chính của ngân hàng này cho thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro 9 tháng đầu năm đạt hơn 940 tỷ đồng, tăng 25,9%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tăng tới hơn 41% so với cùng kỳ, lên gần 532 tỷ đồng đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ còn hơn 408 tỷ đồng, tăng nhẹ 10,4% so với cùng kỳ.

Tương tự, ngân hàng SHB cũng dành tới gần 245 tỷ đồng cho việc trích lập dự phòng, tăng 76,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, mức trích lập lên hơn 482 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ và chiếm gần 38% tổng lợi nhuận thuần.

Mặc dù trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng khá mạnh nhưng một điều đáng mừng là lợi nhuận của hầu hết các nhà băng đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Theo thống kê của BizLIVE, 9/10 ngân hàng khảo sát đều có lợi nhuận trước thuế quý III/2016 tăng trưởng so với cùng kỳ, duy chỉ có Sacombank báo lợi nhuận giảm 69,6% do thu nhập lãi thuần giảm mạnh trong khi chi phí hoạt động lại tăng.

Bức tranh lợi nhuận sẽ sáng hơn?

Trao đổi trong buổi hội thảo “Tổng quan thị trường tài chính năm 2016” diễn ra mới đây, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, lợi nhuận cũng như cổ tức ngân hàng 5 năm trở lại đây rất thấp là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao, đặc biệt là trích lập dự phòng cho những khoản nợ xấu cũ.

Tuy nhiên, trong 5 năm, các ngân hàng cũng đã trích lập tương đối nhiều, và trích lập đó đã tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả là năm nay lợi nhuận chung của ngân hàng bật tăng trở lại, tăng khoảng 10% so với năm ngoái, đạt khoảng 40.000 tỷ đồng dù đã phải trừ đi 70.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

Do đó, chuyên gia này cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một bức tranh lợi nhuận sáng sủa hơn của các ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng những nguồn lực tài chính tổng hợp nhà nước để xử lý một vấn đề tồn đọng rất lớn đó là nợ xấu.

Đặc trưng năm 2016 là chúng ta đã dùng VAMC ít hơn vào khoảng 20%, còn lại 80% là tự các TCTD xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia, nợ xấu vẫn còn là vấn đề rất nhức nhối. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách tính đến thời điểm này vào khoảng 2,8% đến 2,9% nhưng nợ xấu bán cho VAMC vẫn còn đang gặp khó khăn và tìm cách tháo gỡ chiếm khoảng 4,4% trên dư nợ tín dụng. Cùng với đó, IMF cũng nhận định rằng “có một vài tài sản khá nhức đầu” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng bao nhiêu cần phân loại đánh giá cụ thể, rõ ràng hơn để có phương hướng xử lý và giải quyết. 

Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.