Tín dụng chính sách góp phần nâng cao năng lực cán bộ Hội

(PLO) - “Thông qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phát huy vai trò trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho phụ nữ"
Cán bộ Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hội viên
Cán bộ Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hội viên

"Nhất là hộ gia đình phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay thuận lợi, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế, góp phần phát triển phong trào của Hội, gắn hội viên với Hội, với chính quyền địa phương và với Đảng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững”...”, bà Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai - khẳng định tại Hội nghị tổng kết 05 năm tín dụng chính sách tại vùng Tây Bắc mới diễn ra tại tỉnh Lào Cai.

Đối với địa bàn khó khăn của tỉnh nghèo Lào Cai thì kênh tín dụng chính sách vô cùng quan trọng và thời gian qua đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, Hội LHPN tỉnh Lào Cai đang quản lý 9 cơ sở hội cấp huyện, 164 hội cấp xã và 639 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động trên địa bàn. Đến hết tháng 8/2016, tổng dư nợ Hội Phụ nữ quản lý là 593 tỷ đồng với 19.890 hộ vay còn dư nợ thuộc 639 Tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 143 tỷ đồng so với năm 2011, trong đó nợ quá hạn 0,5 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 0,09% (giảm so với năm 2011 là 0,15%). Hội Phụ nữ là đơn vị ủy thác có dư nợ cao nhất và có chất lượng dư nợ tốt nhất toàn tỉnh Lào Cai.

Trong thời gian qua, doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai đạt 679,5 tỷ đồng với 34.964 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn; giúp trên 3,9 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; cho vay 1.880 căn nhà ở cho hộ nghèo, cho vay 6.500 công trình nước sạch và 6.350 công trình vệ sinh hợp chuẩn quốc gia; thu hút và tạo việc làm cho 3.214 lao động. Nguồn vốn cho vay đã được hội viên phụ nữ đầu tư vào đàn trâu, bò trên 39 nghìn con, chăn nuôi lợn trên 138 nghìn con; trồng rừng, trồng cây thảo quả trên 1500ha…

“Ở đâu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp Ủy, chính quyền, công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị được tăng cường thì ở đó hoạt động tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, chất lượng tín dụng được nâng lên” – bà Lê Thị Thu Hà khẳng định – “Để đạt được kết quả trên, một trong những kinh nghiệm của Hội LHPN tỉnh Lào Cai là thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở khi thực hiện tín dụng chính sách, phục vụ tốt người dân, giúp các đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính, tín dụng của NHCSXH”.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lào Cai Lê Thị Thu Hà chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn vay ưu đãi tại Hội nghị tổng kết
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lào Cai Lê Thị Thu Hà chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn vay ưu đãi tại Hội nghị tổng kết

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh chủ động phối hợp với NHCSXH tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội phụ trách hoạt động uỷ thác và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn về kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra giám sát nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro, hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả đồng vốn, bảo toàn nguồn vốn. Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, ngăn chặn kịp thời hiện tượng lợi dụng vốn tín dụng chính sách trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, để cùng NHCSXH đưa nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, tập trung ưu tiên cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở các huyện nghèo và sử dụng đạt hiệu quả, các cấp Hội Phụ nữ cơ sở luôn luôn phối hợp với các Tổ tiết kiệm và vay vốn gắn vốn vay của các các chương trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phù hợp, các chương trình dạy nghề, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, định hướng thị trường,...

Đây cũng là quan điểm được bà Bùi Thị Quỳnh - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đồng tình khi chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay hiệu quả ở tổ bà: Ban quản lý Tổ và hộ vay thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do các ngành chức năng tổ chức để áp dụng vào sản xuất chăn nuôi.

Nguồn vốn vay ưu đãi đã góp phần giúp cho 14.038 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, tiêu biểu có hộ bà Chu Thị Hồng, dân tộc Tày, ở thôn Mai Hạ, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên. Từ một hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, năm 2009, được sự hướng dẫn của Hội Phụ nữ xã, gia đình bà đã được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng để đầu tư nuôi trâu sinh sản. Tới nay, gia đình bà Hồng đã thoát nghèo, đã trả hết số tiền vay NHCSXH. Hiện nay, gia đình bà Hồng đã và đang vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá giả trong thôn, tài sản hiện có có một xe tải trở hàng, mở đại lý phân bón, mở xưởng gỗ thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động.

Hay như hộ bà Trần Thị Phíp ở thôn Giao Bình, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng. Từ 30 triệu đồng vốn chương trình hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn để đầu tư trồng 03 ha rừng sản xuất (trồng cây mỡ) kết hợp với chăn nuôi gia súc. Đến nay, rừng mỡ sắp đến kỳ khai thác và hiện nay đang có trang trại chăn nuôi 160 con lợn thịt. Hàng năm thu nhập từ sản phẩm rừng trồng và chăn nuôi  gần 150 triệu đồng.

Để bổ sung nguồn vốn cho vay, đồng thời tạo ý thức thói quen tiết kiệm cho hội viên, Hội Phụ nữ các cấp tổ chức tuyên truyền tới tổ viên làm tốt việc thực hành tiết kiệm thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn với mức gửi mỗi tháng từ 10 - 50 nghìn đồng. Hiện, 98% hộ nghèo và các đối tượng chính sách tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn với số dư tiền gửi đạt 11 tỷ đồng, số dư tiền gửi bình quân 553 nghìn đồng/hộ. Nhờ đó, các khoản nợ đến hạn được trả dứt điểm, việc trả lãi cũng đã được các hộ thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.

Sự cố gắng, phấn đấu trong những năm vừa qua của Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã được các cấp, các ngành và NHCSXH công nhận, luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác ủy thác cho vay.

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.