Tầm nhìn Trung ương

(PLVN) - Những thông tin định hướng về lĩnh vực đất đai mà Hội nghị Trung ương nêu đã cho thấy tầm nhìn Trung ương kiên quyết không thể để tình trạng “giàu lên từ đất, tù tội vì đất” tiếp tục xảy ra; phải để tài nguyên đất đai được sử dụng sao cho “công bằng, hiệu quả, bền vững” nhất...
Trung ương tiếp tục khẳng định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trung ương tiếp tục khẳng định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII bế mạc vào chiều 10/5, sau 6 ngày làm việc tại Hà Nội. Một trong những thông tin dư luận quan tâm nhất, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Trung ương dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, thống nhất cao ban hành nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất; tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Trung ương tiếp tục khẳng định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo luật định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, hiệu quả, bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan quản lý Trung ương, phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả với địa phương.

Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; có chính sách để đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả cao nhất.

Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hợp lý, với tầm nhìn dài hạn, hài hòa lợi ích giữa các thế hệ, vùng, miền; giữa Trung ương và địa phương; giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Những bất cập, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới đặt ra, sẽ được giải quyết.

Trung ương thống nhất cao sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 và các luật pháp liên quan để khắc phục hạn chế, yếu kém tồn tại lâu nay, đặc biệt liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, xác định giá đất; chế độ quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, đất dành cho thờ tự, tôn giáo.

"Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Những thông tin định hướng về lĩnh vực đất đai mà Hội nghị Trung ương nêu như trên, đã cho thấy tầm nhìn Trung ương kiên quyết không thể để tình trạng “giàu lên từ đất, tù tội vì đất” tiếp tục xảy ra; phải để tài nguyên đất đai được sử dụng sao cho “công bằng, hiệu quả, bền vững” nhất.

Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.