Sau 4 năm, tuyến đường dài gần 1,4km ở Bình Định vẫn “án binh bất động”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một dự án đường giao thông dài gần 1,4km ở Bình Định được triển khai thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn “án binh bất động” do vướng mắc trong đền bù giải tỏa.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài có điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài có điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây.

Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, với tổng vốn đầu tư 396 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án giao thông (BQLDAGT) tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư. Dự án đi qua 2 phường Ngô Mây và Quang Trung (TP Quy Nhơn), với điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây, điểm cuối giáp đường Điện Biên Phủ (thuộc Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa). Tuyến đường có chiều dài gần 1,4km, nền đường rộng 33m, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài ảnh hưởng 196 hộ dân và 2 tổ chức. Trước đây, UBND tỉnh Bình Định giao BQLDAGT tỉnh Bình Định thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án. Đến tháng 2/2022, tỉnh này giao công việc nói trên cho UBND TP Quy Nhơn thực hiện.

Thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.
Thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.

Giữa năm 2020, BQLDAGT tỉnh Bình Định đã ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, đến nay thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.

Ông Đặng Duy Toàn (ngụ tổ 6B, khu vực 1, phường Quang Trung) cho biết, nhà và đất gần 50m2 của ông bị giải tỏa toàn bộ vì ảnh hưởng bởi dự án. Nhà và đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông có nộp thuế đất. Hộ ông cũng như các hộ bị ảnh hưởng ở khu vực này đều đã được ngành chức năng đến đo đạc, kiểm kê. Tuy nhiên, giá đền bù rất thấp nên hầu hết các hộ đều không đồng ý mức giá đền bù.

“Nhà tôi nứt nhiều chỗ nhưng không được sửa chữa vì nằm trong dự án. Mấy năm nay nhà hư hỏng, sửa không được, ở cũng không xong. Chúng tôi mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để người dân có chỗ ở ổn định”, ông Toàn nói.

Người dân mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để họ có chỗ ở ổn định.
Người dân mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để họ có chỗ ở ổn định.

Theo bà Hồ Thị Kim Ngọc - Chủ tịch UBND phường Ngô Mây, trong 99 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án, có 7 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có giấy tờ hợp pháp sẽ không được bồi thường theo giá đất ở và cũng không được cấp đất tái định cư.

“Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, phường kiến nghị tỉnh nên có chính sách riêng để khi giải phóng mặt bằng, người dân có chỗ ở khác, chứ nếu giải tỏa mà không có chỗ ở thì rất khó cho người dân. Hoặc khi bố trí tái định cư, tỉnh cần xem xét nếu người dân không có chỗ ở nào khác thì tạo điều kiện để họ mua lô đất, có chỗ ở ổn định”, bà Ngọc cho biết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Công Vịnh - Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thành phố phấn đấu thực hiện giải tỏa 20 hộ dân, đồng thời lập dự án đầu tư khu tái định cư. Chúng tôi phấn đấu đến năm sau sẽ hoàn thành khu tái định cư, rồi xem xét bố trí các hộ được xét tái định cư”.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.