Từ khóa: #Nghị quyết số 66-NQ/TW

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 2: Mở ra những không gian phát triển mới

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi Cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. (Ảnh: Baovanhoa.vn)
(PLVN) -  “Bộ tứ trụ cột” gồm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân - đã trở thành những lực đỡ quan trọng, mở ra những không gian mới và sinh khí mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống: Đổi mới tư duy 'quản lý bằng luật' sang 'phát triển bằng luật'

“Phát triển bằng luật” để thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh mẽ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và chuyển đổi mô hình phát triển, Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước, đặc biệt là tư duy pháp luật. Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra định hướng chiến lược mang tính đột phá: chuyển từ tư duy “quản lý bằng luật” sang “phát triển bằng luật”. Đây không chỉ là một bước tiến trong kỹ thuật lập pháp, mà còn là sự chuyển mình căn bản về nhận thức, vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh mới.

Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Trụ sở Bộ Tư pháp. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã ký Quyết định số 1612/QĐ-BTP ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ.

Phân cấp, phân quyền khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Tính toán khả năng quản trị, điều hành của cấp xã

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
(PLVN) -  Cần tính toán, quy định rõ ràng để bảo đảm khả năng xử lý công việc của chính quyền cấp xã khi đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tránh xảy ra ách tắc, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật vào cuộc sống Nghị quyết số 197/2025/QH15: Tạo “cú hích” cho xây dựng thể chế

Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội với những cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ tạo những “cú hích” cho xây dựng thể chế, đưa thể chế thực sự là “đột phá của đột phá”, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, bứt phá, tăng tốc, phát triển nhanh và bền vững.

Đổi mới đầu tư xây dựng pháp luật theo Nghị quyết số 66-NQ/TW trong kỷ nguyên mới

TS Trần Văn Duy
(PLVN) - Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu đổi mới công tác xây dựng pháp luật trong bối cảnh hiện nay, trong đó có đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, cần các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa những mục tiêu đổi mới trong kỷ nguyên số và hội nhập sâu rộng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW: Cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc.
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội cho biết, những điểm mới trong công tác xây dựng pháp luật đang tạo ra lòng tin và sự kỳ vọng rất lớn của người dân về việc Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống thực chất hơn. Từ đó, hệ thống pháp luật sẽ được vận hành trơn tru và được thực hiện nghiêm minh.

Phải chuyển hóa tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW thành hành động thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trao đổi với chúng tôi về Nghị quyết số 66-NQ/TW, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ là yếu tố quyết định để chuyển hóa tinh thần Nghị quyết số 66 thành động lực thực tiễn, tạo bước phát triển đột phá cho đất nước.

Chủ tịch Quốc hội: Đột phá thể chế, đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng

Chủ tịch Quốc hội báo cáo nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, việc ban hành Nghị quyết 66 là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.

Đưa Nghị quyết 66 vào cuộc sống: Xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật trong từng công dân

Ông Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL & TGPL, Bộ Tư pháp.
(PLVN) -Trong bối cảnh triển khai Nghị quyết 66-NQ/TW, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện – không chỉ về công nghệ, mà quan trọng hơn là thay đổi tư duy tiếp cận của người dân với pháp luật. Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục PBGDPL và Trợ giúp pháp lý – khẳng định: Muốn công nghệ phát huy giá trị, trước hết phải xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong mỗi công dân, bắt đầu từ nhận thức, thói quen và lòng tin.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc làm việc.
(PLVN) - Sáng 13/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Chương trình hành động).

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống: Phát triển luật sư công là một phần quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Interla. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đã chỉ đạo nghiên cứu hình thành chế định luật sư công. Đây là việc làm cần thiết nhằm hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các cơ quan nhà nước, bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải quyết liệt tháo gỡ cơ bản những “điểm nghẽn” pháp luật trong năm 2025

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là một nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng) về một số nội dung xung quanh Nghị quyết này

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật vào cuộc sống: Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật

Ông Nguyễn Quang Thái - Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Nghị quyết số 66-NQ/TW đặt ra yêu cầu phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tổ chức Đảng tại Bộ Tư pháp (cơ quan tham mưu về thể chế trọng yếu của Chính phủ) đang từng bước thể hiện rõ vai trò định hướng, kiến tạo, đồng hành cùng chuyên môn.