Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 2: Mở ra những không gian phát triển mới

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi Cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. (Ảnh: Baovanhoa.vn)
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi Cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. (Ảnh: Baovanhoa.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Bộ tứ trụ cột” gồm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân - đã trở thành những lực đỡ quan trọng, mở ra những không gian mới và sinh khí mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

Cầu nối quan trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa

Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, sự vững mạnh và phát triển toàn diện của đất nước luôn gắn với việc xây dựng những trụ cột chiến lược làm nền tảng cho sự đổi thay, đột phá và phát triển bền vững. Đối với không gian phát triển văn hóa, đây không chỉ là câu chuyện của riêng văn hóa mà là kết quả của sự tác động sâu rộng và đồng bộ từ các trụ cột nền tảng.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Điều này được kỳ vọng không chỉ mang lại những bước tiến vượt bậc về mặt kinh tế và kỹ thuật mà còn mở ra không gian mới cho các lĩnh vực, là nền tảng phát triển và lực đẩy chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nghị quyết 57 nhấn mạnh: “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Việt Nam, đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7”. Cùng với khoa học, công nghệ, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin, “số hóa” sản xuất, quản lý mà còn là cầu nối giúp văn hóa được bảo tồn, truyền tải và phát huy trên nền tảng số rộng lớn.

Có thể nói, nhờ nền tảng số mà chưa bao giờ những giá trị văn hóa lại có thể lan tỏa mạnh mẽ, nhanh chóng như hiện nay. Một sản phẩm văn hóa không chỉ tỏa rộng khắp mọi ngõ ngách, từ thành thị đến thôn quê mà còn vượt qua biên giới quốc gia, lãnh thổ, trở thành một “sản phẩm toàn cầu”. Các di sản văn hóa được số hóa, bảo tàng, nhà hát và các hoạt động nghệ thuật được triển khai trên không gian mạng thu hút lượng lớn công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, vốn quen thuộc với môi trường số. Công nghệ hiện đại như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), trí tuệ nhân tạo (AI) được khai thác để sáng tạo các sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú, mở rộng không gian trải nghiệm nghệ thuật. Các nền tảng sáng tạo trực tuyến tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức phát huy tiềm năng sáng tạo, từ đó làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần của xã hội.

Tư duy sáng tạo không chỉ là công cụ của khoa học, công nghệ mà còn là tinh thần của văn hóa, thúc đẩy con người vượt qua những giới hạn truyền thống, “đóng khung” trong những “lối mòn”. Sáng tạo là tài nguyên vô tận của con người, qua đó tạo ra các giá trị mới phù hợp với thời đại. Do đó, phát triển văn hóa trong bối cảnh thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó, Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới đã, đang và sẽ mở ra không gian rộng lớn cho văn hóa Việt Nam hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng. Hội nhập quốc tế không chỉ là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị mà còn là cầu nối quan trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa đa chiều. Việt Nam với truyền thống văn hóa đa dạng và bản sắc riêng biệt có cơ hội tiếp nhận và trao đổi tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, con người và giá trị văn hóa Việt Nam ra bên ngoài.

Đây là cơ hội để nâng cao năng lực “ngoại giao văn hóa”, khẳng định vị thế của văn hóa Việt trên trường quốc tế thông qua điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, ẩm thực và các loại hình nghệ thuật truyền thống được làm mới. Việc mở rộng giao lưu văn hóa còn tạo ra những không gian sáng tạo mới, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển, từ đó góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên hội nhập.

Hành lang, bệ phóng để công nghiệp văn hóa phát triển

Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới xác định công tác xây dựng và thi hành pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước.

Quá trình xây dựng và thi hành pháp luật không tách rời văn hóa. Bởi pháp luật không chỉ điều chỉnh hành vi mà còn định hình môi trường xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của cộng đồng. Pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời tạo điều kiện cho sự sáng tạo văn hóa mới. Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất sẽ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm đến văn hóa, bản sắc dân tộc.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Công tác xây dựng và thi hành pháp luật được xác định là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Việc đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tháo gỡ triệt để những “điểm nghẽn” về thể chế sẽ tạo hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các ngành, lĩnh vực, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển, khơi thông, giải phóng tối đa nguồn lực; các ngành, lĩnh vực mới, trong đó có lĩnh vực văn hóa không bị hạn chế vì thiếu cơ sở pháp lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thực thi chính sách pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, từ đó thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của Nhân dân.

Nếu hai Nghị quyết số 57, 59 là “cánh cửa” mở ra những không gian, dư địa phát triển mới cho văn hóa; Nghị quyết 66 là nền tảng, hành lang để văn hóa phát triển thì Nghị quyết 68 là trợ lực, “sức bật” quan trọng cho văn hóa vươn mình. Trong đó, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân có thể xem là động lực quan trọng của nền kinh tế mở ra một không gian mới, đầy tiềm năng cho sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế đặc thù vừa mang giá trị tinh thần, vừa có sức lan tỏa kinh tế mạnh mẽ.

Nghị quyết 68 nhấn mạnh phải “có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở rộng và phát triển cung ứng dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí”. Bên cạnh đó, phải “đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả các hình thức hợp tác giữa Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân thông qua các mô hình hợp tác công - tư (PPP), lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công, trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng văn hóa - xã hội, công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo để lựa chọn”…

Kinh tế tư nhân với tính năng động, sáng tạo, khả năng huy động nguồn lực nhanh chóng sẽ đóng vai trò quan trọng trong xã hội hóa các hoạt động văn hóa - từ việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, xây dựng các trung tâm nghệ thuật, nhà hát, cho đến phát triển các sản phẩm giải trí, truyền thông, nghệ thuật số. Việc phát triển các doanh nghiệp văn hóa, doanh nghiệp sáng tạo giúp tạo ra các chuỗi giá trị kinh tế - văn hóa bền vững, từ đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân và đóng góp vào GDP quốc gia. Mô hình doanh nghiệp sáng tạo còn tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo có môi trường, yên tâm cống hiến cho nghề nghiệp chuyên nghiệp và ổn định.

Có thể khẳng định, trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước, văn hóa không phải là đối tượng bị tác động thụ động từ các chính sách kinh tế, công nghệ, pháp luật hay hội nhập quốc tế mà cần chủ động vươn lên, kiến tạo sự phát triển toàn diện. Văn hóa phải trở thành “mạch” tinh thần dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ hội nhập quốc tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. “Bộ tứ trụ cột” tạo ra điều kiện vật chất, thể chế và môi trường để văn hóa phát triển, nhưng văn hóa chính là cầu nối để các trụ cột ấy đồng hành, bổ trợ nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Không thể có một nền kinh tế mạnh nếu thiếu một xã hội có bản lĩnh, bản sắc văn hóa. Không thể có một nhà nước pháp quyền nếu thiếu một dân tộc thượng tôn pháp luật, coi “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” như một giá trị sống. Không thể có một quốc gia đổi mới, sáng tạo nếu con người ngại dấn thân, thay đổi. Và cũng không thể hội nhập thành công nếu đánh mất mình trong dòng chảy văn hóa toàn cầu.

Vì vậy, câu hỏi không phải là “văn hóa ở đâu?”, mà là “làm sao để văn hóa thấm đẫm, dẫn dắt, lan tỏa trong từng bước đi của phát triển?”. Văn hóa chính là nền đất, là khí hậu, là không gian, là nhịp đập, trong đó các nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống. (Còn nữa)

Đọc thêm

Phân cấp, phân quyền: Xu hướng thế giới, càng xuống cấp cơ sở, thẩm quyền càng rộng

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến.
(PLVN) - Việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương phải có sự thống nhất trong chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trên thực tế. Đồng thời, phải có cơ chế thiết thực để Nhân dân tham gia kiểm soát việc phân cấp, phân quyền nhằm thực thi có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền trong tất cả các ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi công dân.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 1: Văn hóa - “mạch” xuyên suốt trong “Bộ tứ trụ cột” phát triển quốc gia

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 18/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, Đảng ta đã ban hành bốn nghị quyết chiến lược - Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 - tạo thành “Bộ tứ trụ cột” cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nếu đây là bốn trụ đỡ tái cấu trúc các động lực tăng trưởng, thì văn hóa chính là “mạch” xuyên suốt, kết nối các chính sách với con người, tạo nên chiều sâu bền vững cho tiến trình hiện đại hóa. Văn hóa không đứng ngoài, mà hiện diện trong từng trụ cột phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Sửa Hiến pháp nhằm đáp ứng chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN)  Ngày 5/6, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.

99,75% ý kiến Nhân dân tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ảnh minh họa. (Nguồn: ninhbinh.gov.vn)
(PLVN) - Theo báo cáo của Chính phủ, ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành đóng góp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đều tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết. Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung nêu trên của dự thảo Nghị quyết là 99,75%.

Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Trụ sở Bộ Tư pháp. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã ký Quyết định số 1612/QĐ-BTP ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ.

Sắp xếp còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Các tỉnh, TP đã xây dựng 3.193 phương án sắp xếp 9.907 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3.193 đơn vị hành chính cấp xã mới (2.498 xã, 682 phường và 13 đặc khu), giảm 6.714 đơn vị.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quy định mức phạt cao hơn để đảm bảo tính răn đe

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu giải trình tại phiên họp.
(PLVN) - Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, do tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng của hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nên cần quy định mức phạt cao hơn để đảm bảo tính răn đe đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp công nghệ cao có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.

Làm rõ thẩm quyền của TAND khu vực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND lần này để phục vụ cho việc tinh gọn bộ máy nên cần làm rõ các quy định về thẩm quyền của TAND khu vực, đặc biệt là quy định chuyển tiếp để đảm bảo quá trình chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn về hồ sơ diễn ra thông suốt, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân.

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách liên quan Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách liên quan Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Cuối tuần qua, các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương cùng đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về tình hình triển khai Khu thương mại tự do; cơ chế, chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam.

Phân cấp, phân quyền khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Tính toán khả năng quản trị, điều hành của cấp xã

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
(PLVN) -  Cần tính toán, quy định rõ ràng để bảo đảm khả năng xử lý công việc của chính quyền cấp xã khi đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tránh xảy ra ách tắc, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật vào cuộc sống Nghị quyết số 197/2025/QH15: Tạo “cú hích” cho xây dựng thể chế

Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội với những cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ tạo những “cú hích” cho xây dựng thể chế, đưa thể chế thực sự là “đột phá của đột phá”, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, bứt phá, tăng tốc, phát triển nhanh và bền vững.

Đổi mới đầu tư xây dựng pháp luật theo Nghị quyết số 66-NQ/TW trong kỷ nguyên mới

TS Trần Văn Duy
(PLVN) - Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu đổi mới công tác xây dựng pháp luật trong bối cảnh hiện nay, trong đó có đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, cần các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa những mục tiêu đổi mới trong kỷ nguyên số và hội nhập sâu rộng.

Bổ sung đối tượng chuyển giao sang nước ngoài để hỗ trợ điều tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về hình sự trình Quốc hội quy định người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước ngoài.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW: Cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc.
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội cho biết, những điểm mới trong công tác xây dựng pháp luật đang tạo ra lòng tin và sự kỳ vọng rất lớn của người dân về việc Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống thực chất hơn. Từ đó, hệ thống pháp luật sẽ được vận hành trơn tru và được thực hiện nghiêm minh.

Cục trưởng Hồ Quang Huy: 'Sửa Luật lần này không đề xuất điều chỉnh tăng mức phạt'

Ông Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp).
(PLVN) -  Trong bối cảnh sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đặt ra vấn đề phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

Đã đổi mới tư duy xây dựng thể chế, pháp luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP
(PLVN) - Ngày 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025. Phát biểu đầu phiên họp, Thủ tướng đánh giá, với tư duy thể chế, pháp luật vừa là nguồn lực, động lực của sự phát triển, công tác xây dựng thể chế, pháp luật được đổi mới theo hướng thay đổi tư duy từ tập trung vào quản lý, không quản được thì cấm sang kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Phải chuyển hóa tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW thành hành động thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trao đổi với chúng tôi về Nghị quyết số 66-NQ/TW, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ là yếu tố quyết định để chuyển hóa tinh thần Nghị quyết số 66 thành động lực thực tiễn, tạo bước phát triển đột phá cho đất nước.