Triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW: Cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc.
Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội cho biết, những điểm mới trong công tác xây dựng pháp luật đang tạo ra lòng tin và sự kỳ vọng rất lớn của người dân về việc Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống thực chất hơn. Từ đó, hệ thống pháp luật sẽ được vận hành trơn tru và được thực hiện nghiêm minh.

Tạo khuôn khổ pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ

Theo Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình), Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ra đời trong bối cảnh tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, trong đó việc thực hiện xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm coi trọng. “Đây sẽ là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như góp phần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong cả hệ thống chính trị”, Đại biểu nói.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc bày tỏ tán thành cao với việc đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật theo hướng luật sẽ ngắn gọn; chỉ đưa vào luật nội dung “đã chín, đã rõ”, những vấn đề mang tính chất chiến lược, lâu dài để tạo thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện, tránh việc phải thường xuyên sửa đổi.

Cũng tán thành cao với chủ trương luật chỉ quy định những vấn đề khung, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (Đoàn TP Hà Nội) chỉ ra rằng, chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà mọi thứ đang thay đổi rất nhanh. Đại biểu phân tích: “Những bức xúc của cuộc sống thay đổi rất nhanh như vậy đòi hỏi phải có những khuôn khổ pháp lý phù hợp để xử lý. Đồng thời, các quy định cũng không được quá cứng nhắc, khiến các biện pháp pháp lý đó trở thành rào cản cho những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Đây là định hướng rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay, để chúng ta vừa tạo ra được một khuôn khổ pháp lý đủ rộng, đủ thông thoáng nhưng cũng đủ chặt chẽ trong quá trình phát triển đất nước”.

Đề cập đến các nội dung được nêu tại Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, Đại biểu Đặng Bích Ngọc tin tưởng rằng, cùng với tư duy, nhận thức và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng và thực thi pháp luật trong thời gian tới sẽ đạt được kết quả và hiệu quả hơn.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) cũng kỳ vọng và tin tưởng với những tư duy rất đổi mới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật được nêu tại Nghị quyết số 66-NQ/TW, chúng ta sẽ xây dựng được hệ thống pháp luật chuyên nghiệp, hiện đại, từng bước tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. “Trong đó, luật pháp phải là hành lang pháp lý rất rõ ràng để mọi hoạt động của xã hội bám theo, là chuẩn mực ứng xử của tất cả các bên có liên quan trong mọi hoạt động của xã hội. Từ đó, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân và phục vụ tốt nhất công tác đổi mới và xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới”, Đại biểu nói.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân

Khẳng định Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị là chủ trương rất đúng và rất trúng trong bối cảnh hiện nay nhưng Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) cũng trăn trở về thực trạng ý thức chấp hành pháp luật của người dân thời gian qua tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại; tình hình chấp hành pháp luật của người dân vẫn chưa thực sự tốt, chưa có tính hệ thống, chưa thường xuyên, liên tục. Đại biểu lấy ví dụ, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 168, trong đó có quy định về tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, các cơ quan chức năng thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành của người dân và đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan giám sát. Nhờ đó, ý thức chấp hành của người dân đã chuyển biến rõ rệt.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).

Tuy nhiên, thời gian gần đây, ý thức chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông của người dân đang có dấu hiệu “chững” lại, thậm chí tại một số nơi, tình hình vi phạm có chiều hướng quay trở lại thời điểm trước khi Nghị định 168 được ban hành. Điều này cho thấy quá trình thực thi pháp luật chưa được nghiêm, chưa thường xuyên, chưa liên tục từ khâu tổ chức tuyên truyền, quán triệt, thực thi…

Chung mối quan tâm, Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, để khắc phục tồn tại này, trước hết phải từ người dân. Người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. “Thực hiện các quy định của pháp luật không phải là việc thực hiện theo phong trào, càng không thể thực hiện theo cảm hứng. Người dân cần phải xây dựng ý thức tự giác có hệ thống để chấp hành pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc”, Đại biểu nói. Bên cạnh đó, theo Đại biểu, lực lượng thực thi pháp luật cũng cần duy trì việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tuân theo nguyên tắc thường xuyên, liên tục và có hệ thống. “Không thể chỉ duy trì nghiêm các quy định khi phát động phong trào và sau đó dần buông lỏng”, Đại biểu nói.

Trong bối cảnh chúng ta đang tinh gọn bộ máy, lực lượng chức năng cũng sẽ được tinh giản, tinh gọn, Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị tăng cường các phương tiện hiện đại để trợ giúp lực lượng chức năng thực hiện giám sát việc thực thi pháp luật hiệu quả. Còn Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng cần có cơ chế giám sát độc lập; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải trình, công bố, công khai, minh bạch những thông tin, số liệu tình hình chấp hành pháp luật trong phạm vi đảm trách. “Có như vậy, các quy định của luật pháp mới phát huy hiệu quả”, Đại biểu nói.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá
(PLVN) -  Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu số hóa, xanh hóa, hội nhập sâu rộng, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng khăng định vai trò then chốt trong phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 0 4/5/2025 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quan điểm nhất quán: Kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng để tư nhân thực sự vươn lên thành trụ cột, “mở đường” thôi chưa đủ – họ cần thêm cơ chế, niềm tin và không gian để bứt phá.

Chủ trương không hình sự hóa quan hệ kinh tế đang đi vào cuộc sống

(Hình minh hoạ)
(PLVN) - Việc doanh nhân được đặc xá, ra tù trước thời hạn đã bắt tay vào triển khai các dự án lớn, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các địa phương cho thấy Nghị quyết 68, Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đang được lan tỏa và đi vào cuộc sống.

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều nay (11/6), Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với nhiều ý kiến quan tâm tới phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật cũng như việc sửa đổi mức phạt tiền tối đa. Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về vấn đề này.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa: Bài 3: Giữ gìn bản sắc, thể hiện bản lĩnh, kiến tạo những đột phá trong phát triển văn hóa

Phát triển văn hóa trên nền tảng “Bộ tứ trụ cột” không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là con đường tất yếu để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và phát triển bền vững. (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
(PLVN) - Đẩy mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hội nhập quốc tế toàn diện; hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; khẳng định, phát huy vai trò của nguồn lực tư nhân... Những chủ trương lớn này chắc chắn sẽ tạo ra những đột phá cho sự phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 2: Mở ra những không gian phát triển mới

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi Cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. (Ảnh: Baovanhoa.vn)
(PLVN) -  “Bộ tứ trụ cột” gồm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân - đã trở thành những lực đỡ quan trọng, mở ra những không gian mới và sinh khí mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống: Đổi mới tư duy 'quản lý bằng luật' sang 'phát triển bằng luật'

“Phát triển bằng luật” để thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh mẽ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và chuyển đổi mô hình phát triển, Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước, đặc biệt là tư duy pháp luật. Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra định hướng chiến lược mang tính đột phá: chuyển từ tư duy “quản lý bằng luật” sang “phát triển bằng luật”. Đây không chỉ là một bước tiến trong kỹ thuật lập pháp, mà còn là sự chuyển mình căn bản về nhận thức, vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh mới.

Phân cấp, phân quyền: Xu hướng thế giới, càng xuống cấp cơ sở, thẩm quyền càng rộng

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến.
(PLVN) - Việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương phải có sự thống nhất trong chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trên thực tế. Đồng thời, phải có cơ chế thiết thực để Nhân dân tham gia kiểm soát việc phân cấp, phân quyền nhằm thực thi có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền trong tất cả các ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi công dân.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 1: Văn hóa - “mạch” xuyên suốt trong “Bộ tứ trụ cột” phát triển quốc gia

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 18/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, Đảng ta đã ban hành bốn nghị quyết chiến lược - Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 - tạo thành “Bộ tứ trụ cột” cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nếu đây là bốn trụ đỡ tái cấu trúc các động lực tăng trưởng, thì văn hóa chính là “mạch” xuyên suốt, kết nối các chính sách với con người, tạo nên chiều sâu bền vững cho tiến trình hiện đại hóa. Văn hóa không đứng ngoài, mà hiện diện trong từng trụ cột phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Sửa Hiến pháp nhằm đáp ứng chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN)  Ngày 5/6, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.

99,75% ý kiến Nhân dân tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ảnh minh họa. (Nguồn: ninhbinh.gov.vn)
(PLVN) - Theo báo cáo của Chính phủ, ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành đóng góp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đều tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết. Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung nêu trên của dự thảo Nghị quyết là 99,75%.

Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Trụ sở Bộ Tư pháp. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã ký Quyết định số 1612/QĐ-BTP ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ.