Lấn chiếm vỉa hè để “sở hữu” riêng: Thanh tra Sở GTVT Hà Nội “lên tiếng”

Những quán cà phê này sẵn sàng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh.
Những quán cà phê này sẵn sàng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước thông tin phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam liên quan đến việc vỉa hè trên nhiều tuyến phố nội đô đang bị lấn chiếm thành nơi bán hàng, giữ xe khiến người đi bộ phải di chuyển xuống lòng đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ngày 29/12/2022, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội có văn bản số 3167/BC-TTS trả lời vấn đề này.

* Hà Nội: Còn đâu vỉa hè dành cho người đi bộ?

* Hình ảnh vỉa hè Hà Nội "làm" mọi việc nhưng không dành cho người đi bộ

* "Cần sớm trả lại vỉa hè cho người đi bộ"

Hệ thống vỉa hè do UBND các Quận, huyện, Thị xã quản lý

Tại văn bản số 3167/BC-TTS, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết;

Trên tuyến phố Lý Thường Kiệt, Đồng Xuân, Đội Cấn, Nguyễn Công Hoan, Hoàng Hoa Thám, Sơn Tây, Nguyễn Tuân, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Nguyễn Khang đều có vỉa hè rộng từ 1,5m – 5m. Theo quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hệ thống vỉa hè do UBND các Quận, huyện, Thị xã quản lý còn lòng đường do Sở GTVT Hà Nội quản lý.

Sau khi nhận được thông tin báo Pháp luật Việt Nam phản ánh, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra Sở chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an Quận, huyện, thị xã tăng cường công tác xử lý các vi phạm hành chính đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; Bố trí lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm hành lang ATGT, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện gây cản trở giao thông.

Kết quả đã lập biên bản vi phạm hành chính 3.622 trường hợp, phạt tiền 7.025.240.000 đồng. Trong đó:

Vi phạm trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 683 trường hợp, phạt tiền 3.088.500.000 đồng. Cụ thể: Chiếm dụng trái phép lòng đường để trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 221 trường hợp, phạt tiền 809.000.000 đồng. Chiếm dụng trái phép hè phố để trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 218 trường hợp, phạt tiền 861.000.000 đồng. Tổ chức hoạt động trông giữ phương tiện trái phép: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 244 trường hợp, phạt tiền 1.418.500.000 đồng.

Vi phạm kinh doanh bày bán hàng hóa trái phép: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 788 trường hợp, phạt tiền 1.883.100.000 đồng.

Vi phạm khác (Dừng, đỗ xe…): Đã lập biên bản vi phạm hành chính 2.151 trường hợp, phạt tiền 2.053.640.000 đồng.

Nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại

“Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại như đối với Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị đã được tăng cường, nhưng vẫn còn hiện tượng một số cá nhân, tổ chức vẫn chiếm dụng lòng, hè phố kinh doanh buôn bán, để xe trái quy định. Một số lái xe vận chuyển hành khách, xe hợp đồng tranh thủ lúc không có lực lượng chức năng vi phạm dừng đỗ xe, đón trả khách không đúng nơi quy định gây bức xúc trong dư luận”, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thông tin.

“Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế thấp nhất tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán và trông giữ phương tiện. Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng tăng cường hợp nữa công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa các trường hợp lấn chiếm lòng đường, hè phố kinh doanh buôn bán hàng hóa, trông giữ phương tiện trái quy định nhằm đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân”, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đề nghị.

Sở GTVT Hà Nội cũng nêu ra lý do về việc hiện tại nhu cầu điểm đỗ xe ô tô cho các phương tiện trên địa bàn TP là rất lớn, do đó các điểm trông giữ xe chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân (quỹ đất dành cho giao thông mới chỉ đáp ứng được dưới 10% nhu cầu). Với thói quen tùy tiện, một số cá nhân sẵn sàng vi phạm dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông trên các tuyến đường, phố.

Từ nay đến Tết nguyên Đán Quý Mão nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn, chỉ cần lực lượng chức năng rút đi, tình trạng tái vi phạm xảy ra bất cứ lúc nào.

Cũng theo Thanh tra Sở, đơn vị này đã chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát trật tự - CATP xây dựng kế hoạch số 2828/KHLN-TTS-PC06 ngày 18/11/2022 về việc Liên ngành giữa Thanh tra Sở và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương Lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch 2868/KH-TTS ngày 23/11/2022 của Thanh tra Sở về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; phân luồng hạn chế ùn tắc giao thông; kiểm tra, xử lý, giải tỏa các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân Quý Mão năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.