"Cần sớm trả lại vỉa hè cho người đi bộ"

T.S Nguyễn Xuân Thủy (bên phải) và TS. Phan Lê Bình( bên trái) trao đổi về thực trạng lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội. Nguồn ảnh Internet
T.S Nguyễn Xuân Thủy (bên phải) và TS. Phan Lê Bình( bên trái) trao đổi về thực trạng lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội. Nguồn ảnh Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù vỉa hè là để dành cho giao thông, người đi bộ, tuy nhiên có nhiều người lại không biết, hoặc cố tình không biết, họ lấn chiếm “sở hữu” riêng làm nơi kinh doanh, buôn bán, xây dựng vv... Xoay vấn đề lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội, các chuyên gia giao thông cho rằng cần sớm trả lại vỉa hè cho người đi bộ và các cơ quan chức năng cần có chế tài xử lý thật nghiêm để "dẹp" nạn lấn chiếm, tránh tình trạng tái diễn lại.

Vỉa hè là dành cho người đi bộ, không thuộc quền sở hữu của riêng ai

Trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh tình trạng, hiện nay, tại nhiều tuyến đường phố trên địa bàn TP Hà Nội, vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ đỗ xe, quán nhậu, bán hàng, họp chợ, tập kết rác... Việc sử dụng vỉa hè sai mục đích không chỉ làm mất chỗ đi dành cho người đi bộ mà còn làm bộ mặt Thủ đô nhếch nhác, mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn giao thông.

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, T.S Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc, Tổng biên tập NXB Giao thông Vận tải cho biết “Theo tôi thực trạng hiện nay vỉa hè bị lấn chiếm để “sở hữu” riêng thì cả xã hội đều đã biết. Vỉa hè theo Luật đường bộ Việt Nam là dành cho giao thông chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của ai, vì vậy về nguyên tắc vỉa hè phải dành cho người đi bộ. Tuy nhiên nhiều năm nay mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần mở “chiến dịch” ra quân nhưng vẫn chưa đạt được kết quả tốt trong vấn đề giải phóng vỉa hè.

Một trong nhiều vỉa hè tại Hà Nội bị lấn chiếm để kinh doanh hàng ăn, uống.

Một trong nhiều vỉa hè tại Hà Nội bị lấn chiếm để kinh doanh hàng ăn, uống.

“Vỉa hè là dành cho người đi bộ nhưng nhiều người dân lại coi đó là vỉa hè của mình, thậm chí nhiều người còn làm nhà, xây nhà trên vỉa hè. Rồi tận dụng vỉa hè để buôn bán phục vụ mục đích cá nhân, đó là họ đã vi phạm luật. Do vậy, theo tôi cần sớm trả lại vỉa hè cho người đi bộ” Ông Thuỷ nhấn mạnh.

Giám đốc NXB Giao thông cho rằng, vỉa hè bị lấn chiếm là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông hiện nay. Lý giải cho vấn đề này, ông Thuỷ cho biết, về tỉ lệ chiều rộng đường bộ hiện nay chỉ có hơn 50% là đường 6 đên 11mét nên tổ chức giao thông rất khó khăn, công với đó việc lấn chiếm vỉa hè, khiến người đi bộ không có lối đi, người dân phải đi lấn xuống lòng đường từ đó góp phần gây tắc đường... Trên thế giới nếu có tắc đường thì phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Bên cạnh đó, viêc lấn chiếm gây ra nhiều các tệ nạn khác như trộm cắp, mất vệ sinh môi trường, mất cảnh quan đô thị, thiếu văn minh đô thị và mất an toàn giao thông...

Giám đốc NXB giao thông cũng cho rằng nguyên nhân việc lấn chiếm vỉa hè diễn ra quá phổ biến như hiện nay, vừa do một phần ý thức của người dân cũng chưa tốt nhưng chưa phải toàn bộ chỉ ở mức độ nhất định. Quan trọng vẫn là vấn đề hạ tầng, giao thông công cộng và trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng.

Lấn chiếm vỉa hè gây mất an toàn cho người đi bộ

Bức xúc với thực trạng lấn chiếm, sử dụng vỉa hè một cách tràn lan, tự phát của người dân, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội, TS. Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho biết, “có thể nói thực trạng lấn chiếm, sử dụng vỉa hè một cách tràn lan, tự phát của người dân, ví dụ ở thành phố Hà Nội là rất phổ biến và rất nghiêm trọng. Việc lấn chiếm vỉa hè cũng là nguyên nhân gây mất an toàn cho người đi bộ, khi đó họ phải đi dưới lòng đường chung với ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác.

Thực trạng này không còn quá xa lạ với người dân Thủ đô Hà Nội

Thực trạng này không còn quá xa lạ với người dân Thủ đô Hà Nội

“Tôi là một người thường xuyên sử dụng xe bus và khi đi xe bus thông thường là chúng ta sẽ phải đi bộ ở hai đầu của chuyến đi, nhưng cứ mỗi khi đi bộ như vậy thì hầu như tôi không thể tìm được tuyến đường đi bộ một cách an toàn trên vỉa hè từ nhà ra đến bến xe buýt hoặc là từ bến xe buýt đến nơi làm việc. Vấn đề không phải là không có vỉa hè, có vỉa hè nhưng có những đoạn là vỉa hè bị lấn chiếm 100 %, không có chỗ nào để cho người dân có thể đặt chân vào đi bộ trên đoạn vỉa hè đó được”. T.S Bình nói.

Chuyên gia giao thông cho rằng, “nếu người dân chỉ sinh sống bằng đi xe đạp, xe máy, đi ô tô thì nó không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng khi thành phố đặt mục tiêu là sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn đến 50 % nhu cầu giao thông thì chắc chắn là một phần lớn của người dân sẽ sử dụng cách đi bộ để tiếp cận đến các bến xe bus hoặc các nhà ga đường sắp đô thị. Khi đó nhu cầu có được vỉa hè đi bộ được an toàn, đến nhà ga, đến trạm xe bus rất cao.

Nhưng với tình trạng lấn chiếm vỉa hè một cách tràn lan như hiện nay thì chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đi bộ người dân. Phần nào cũng sẽ kéo giảm mức độ sử dụng giao thông công cộng. Nếu không thể để tiếp cận đến được bến giao thông công cộng thì người dân sẽ ngại và tiếp tục duy trì sử dụng ô tô hoặc xe máy”, chuyên gia Phan Lê Bình nói.

Đồng quan điểm với T.S Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc, NXB Giao thông Vận tải về việc lấn chiếm vỉa hè còn góp phần gây ùn tắc giao thông, chuyên gia giao thông T.S Phan Sơn Bình cũng chỉ ra việc người dân sử dụng vỉa hè để bán hàng bán thức ăn sáng, và một số mặt hàng khác, điều này kéo thêm việc khách đến mua hàng dừng xe trên lòng đường, góp phần trong việc tạo nên ùn tắc giao thông.

“Có thể nói con người thì ai cũng có độ ích kỷ của riêng mình, đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của người. Nếu ở Nhật Bản, người ta có quan điểm không làm ảnh hưởng đến cộng đồng, thế họ hạn chế những cái lợi ích của bản thân nhưng Việt Nam chúng ta thì khác”, Chuyên gia giao thông cho biết.

Theo đó, ông Bình mong muốn cơ quan nhà nước có chế tài xử phạt thật nghiêm để trả lại vỉa hè cho người đi bộ được trong thời gian sớm nhất. Không nên để vấn nạn này diễn ra lâu dài, bởi nó ảnh hưởng xấu đến thói quen của nười dân và làm xấu xí thành phố của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

Đọc thêm

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.