Hà Nội: Còn đâu vỉa hè dành cho người đi bộ?

Vỉa hè “biến” thành chỗ “sở hữu” riêng
Vỉa hè “biến” thành chỗ “sở hữu” riêng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, tại nhiều tuyến đường phố trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ đỗ xe, quán nhậu, bán hàng, họp chợ, tập kết rác... Việc sử dụng vỉa hè sai mục đích không chỉ làm mất chỗ đi dành cho người đi bộ mà còn làm bộ mặt Thủ đô nhếch nhác, mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn giao thông.

Vỉa hè để dành cho người đi bộ, nhưng rất nhiều tuyến phố, vỉa hè đã không còn đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tại nhiều tuyến phố ở TP. Hà Nội vỉa hè bị người dân lấn chiếm để bày bàn ghế, hàng hóa, làm nơi sửa xe, chỗ đậu đỗ xe máy, thậm chí là ô tô cũng "trèo" lên để đậu.

Theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội có vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ "sở hữu" riêng như Lý Thường Kiệt, Đồng Xuân, Đội Cấn, Hoàng Hoa Thám, Sơn Tây, Nguyễn Tuân, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Nguyễn Khang...

Vỉa hè đã bị lấn chiếm, người đi bộ chỉ còn biết bất chấp nguy hiểm, đi xuống lòng đường.

Vỉa hè đã bị lấn chiếm, người đi bộ chỉ còn biết bất chấp nguy hiểm, đi xuống lòng đường.

Chúng tôi chỉ mong sao mỗi người, mỗi gia đình, hộ kinh doanh nên có ý thức, mỗi người vì mọi người, chứ không nên vì lợi ích của mình mà lấn chiếm hết phần đường, vỉa hè như vậy. Chúng tôi cũng chỉ mong sao cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát và yêu cầu những hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ."

Bức xúc vì vỉa hè trên phố Nguyễn Phong Sắc (đoạn giao ngã tư Cầu Giấy, Xuân Thủy) bị lấn chiếm để kinh doanh, bà Trần Thị T. (Trần Thái Tông, Cầu Giấy) cho biết: "Lần nào đi qua đây tôi cũng phải đi xuống lòng đường như thế này, đặc biệt là vào giờ tan tầm xe cộ đông đúc nhưng cứ phải bất chấp nguy hiểm mà đi. Giờ vỉa hè bị lấn chiếm hết không có lối đi thì chúng tôi chỉ có liều đi xuống lòng đường, vừa đi vừa lo sợ không biết người ta có đâm phải mình hay không".

"Mong các đơn vị liên quan vào cuộc để trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Chứ đường hai chiều vừa hẹp lại vừa đông xe cộ, rồi ô tô, xe máy, người đi bộ cứ chen nhau mà đi rất nguy hiểm", anh Hoàng Tính (Lạc Long Quân, Tây Hồ) bày tỏ quan điểm khi đi qua đường Hoàng Hoa Thám.

Ngày nào cũng phải đi bộ dưới lòng đường, bạn Lê Huyền Chi (sinh viên trường Đại học Điện Lực) nói: "Tôi mới chuyển về trọ trên đường Nguyễn Khang được khoảng 2 tháng nay. Ngày nào đi học tôi cũng phải đi bộ dưới lòng đường do vỉa hè đều bị các hàng, quán tranh thủ bày bán sản phẩm. Đi bộ dưới lòng đường tôi thấy khá bất tiện, nguy hiểm vì có thể bị các phương tiện đi cùng chiều đâm phải bất cứ lúc nào".

Chiếm hết vỉa hè để kinh doanh

Chiếm hết vỉa hè để kinh doanh

Cách con đường Nguyễn Khang không xa, chị Hoàng Thị Lan, làm việc trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) đang phải di chuyển dưới lòng đường Cầu Giấy bày tỏ: "Vỉa hè ở đường Cầu Giấy hầu như đều bị các cửa hàng "lấn chiếm", thường buổi tối khi đi làm về tôi đều phải đi bộ dưới lòng đường. Điều này rất nguy hiểm, thậm chí khi đến giờ tan tầm, xe máy, ô tô chật kín đường thì người đi bộ không còn chỗ đi lại nữa. Mặc dù nhà tôi ở ngay gần mặt đường, tuy nhiên nhiều lúc tôi cũng thấy khá bất tiện, nhất là những khi trời mưa, hay vào giờ tan tầm đi bộ khá vất vả. Tôi mong có chỗ để được đi bộ trên vỉa hè".

Cũng làm việc trên đường Cầu Giấy, chị Nguyễn Thị Thu Hà (quận Cầu Giấy) bức xúc chia sẻ: "Ngày nào tôi cũng phải đi bộ đến nơi làm việc, tuy nhiên không được đi trên vỉa hè mà phải đi dưới lòng đường. Việc này khá nguy hiểm vì đi bộ mà lại đi dưới lòng đường nên vừa phải đi vừa phải tránh xe, ví dụ như tránh các xe từ trong các cửa hàng đi ra hay là tránh các phương tiện đang lưu thông trên đường. Trong khi đó, vỉa hè bị 'lấn chiếm' để để xe, nên khi đi bộ tôi vừa phải tránh xe, vừa phải nhìn trước ngó sau thành ra đi bộ nhưng vất vả 'cân não' gấp mấy lần di chuyển bằng xe".

Vỉa hè bị chiếm dụng làm bãi giữ xe.

Vỉa hè bị chiếm dụng làm bãi giữ xe.

Đây chỉ là vài trường hợp điển hình khi các con phố trong nội đô bị "lấn chiếm" buôn bán, để xe. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và những con phố này vô tình trở thành nỗi sợ với nhiều người đi bộ. Bởi lẽ, thay vì được di chuyển trên vỉa hè an toàn thì nay, vỉa hè lại là vô vàn 'nhiệm vụ' chỉ trừ việc dành cho... người đi bộ.

Luật Giao thông đường bộ 2008

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông súc vật trên đường bộ;

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố

1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bình Định khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, TP. Quy Nhơn

Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định và chủ đầu tư cắt băng khánh thành Dự án
(PLVN) -  Chiều ngày 27/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng. Đây là công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Dùng ván gỗ kê dưới mố cầu Rác tránh hư hỏng lan rộng

Cơ quan quản lý đường bộ sử dụng nhiều tấm ván gỗ chèn dưới phần mố cầu Rác bị hư hỏng. Ảnh: PV
(PLVN) -Trong thời điểm chờ sửa chữa sự cố hư hỏng mố cầu Rác trên tuyến Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh, cơ quan quản lý đường bộ đã cho kê các tấm ván gỗ tạm thời nhằm giảm xung kích khi phần bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc
(PLVN) - Vừa qua, trong các ngày 24-26/3/2025, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Trần Hồng Minh dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Tiếp đón Đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Lưu Vỹ. Tại đây hai bên đã có những trao đổi nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của hai nước.

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
(PLVN) - Hưởng ứng năm An toàn giao thông (ATGT) 2025, sáng 26/3, tại Cổng Công viên Thống Nhất (mặt đường Trần Nhân Tông, TP Hà Nội), Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT TP Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện phát động toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và ra quân các hoạt động của thanh niên Thủ đô thực hiện Đề án Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự ATGT giai đoạn 2022 – 2025.

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương
(PLVN) -  Nhằm bảo đảm việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp giấy phép lái xe (GPLX) không bị gián đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục GPLX, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương thông báo các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo bước chân ông cha mở đường

Theo bước chân ông cha mở đường
(PLVN) - Bây giờ từ xứ Bắc vô Trung, thăm Nam rất thuận tiện do giao thông phát triển. Có đường quốc lộ 1A, rồi cao tốc gần hoàn thiện, đường nối giữa các tỉnh, thành… đều rộng dài. Nhưng trước đó, cha ông ta đã rất khó nhọc từng bước chân mở đường cái quan để con người được gặp gỡ.

Sẽ có Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
(PLVN) - “Việc xây dựng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) là cần thiết, góp phần giảm thiểu, khắc phục thiệt hại do TNGT, mang tính hỗ trợ kịp thời và có ý nghĩa nhân văn”, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia nhấn mạnh.