Dự án 3.000 nghìn tỷ bê bết: “Hắn đã nộp được đồng nào đâu”

(PLO) - Như đã thông tin trước đó, hàng loạt dự án do Công ty TNHH điện tử tin học EITC có quy mô hàng nghìn tỷ đồng thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa đang “đắp chiếu” hàng loạt. Năng lực tài chính của chủ đầu tư đến đâu khi gần nửa thập kỷ trôi qua, số tiền đền bù ít ỏi vẫn không được chuyển đến tay người dân?
 Cỏ mọc ùm tùm, phế liệu đổ bừa bãi tại dự án khu biệt thự cao cấp Quảng Cư - Thanh Hóa
Cỏ mọc ùm tùm, phế liệu đổ bừa bãi tại dự án khu biệt thự cao cấp Quảng Cư - Thanh Hóa
Các đại dự án như Dự án khu Khu thương mại dịch vụ và dân cư B thuộc KĐT mới Đông Hương (512 tỷ đồng), KĐT phía Đông đại lộ Bắc Nam thành phố Thanh Hóa (2.980 tỷ đồng) , Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (555 tỷ đồng) đang có dấu hiệu trì trệ, bỏ hoang.
Dự án 3000 tỷ, nửa thập kỷ chi được … 20 tỷ
Đại đô thị - dự án Khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam (phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa), được EITC công bố số vốn khủng để thực hiện lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái ngược với công bố của nhà đầu tư, đến thời điểm hiện nay, người dân bị thu hồi đất cũng như chính quyền địa phương vẫn chưa thể có “tiền tươi thóc thật” được rót xuống từ EITC.
Trong vẻ mặt trầm ngâm, Chủ tịch UBND xã Nam Ngạn (Tp. Thanh Hóa), ông Hoàng Đình Hùng cho hay, để bố trí đất cho dự án, phường Nam Ngạn có tới 273 hộ bị thu hồi đất, với tổng kinh phí bồi thường 71 tỷ đồng. Từ khi có chủ trương đầu tư, phường đã lên kế hoạch, phương án đền bù từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được đồng nào. Người dân mất đất nhiều năm nay cũng đang rất bức xúc và mong muốn sớm nhận được tiền bồi thường để chuyển đổi ngành nghề. “Chúng tôi cũng đã có ý kiến lên Trung tâm quỹ đất của tỉnh nhưng trung tâm này nói chưa có tiền để trả cho phường” ông Hùng cho biết.
Mặc dù là chủ đầu tư của dự án đại đô thị, nhưng theo bà Nguyễn Thị Hiên – cán bộ địa chính phường Nam Ngạn – thì từ trước đến nay chưa biết mặt mũi chủ đầu tư như thế nào, bởi Công ty EITC vẫn chưa có liên hệ gì với địa phương. Theo bà Hiên, cho đế nay dự án “vẫn đang nằm ngủ yên”. “Mỗi lần tiếp xúc cử tri rất là mệt, người dân cho rằng phường đã nhận tiền nhưng chưa chi trả cho họ và cử tri cũng rất bức xúc”, bà Hiên giải bày nỗi bức xúc.

Đứng đầu cơ quan giám sát của địa phương, Chủ tịch HĐND phường Nam Ngạn khi được hỏi về dự án cũng chỉ biết lắc đầu. Ông nói chỉ biết đó là mặt bằng 655 chứ chưa nghe tên công ty “tin học” hay “EITC” gì đó.

Ông Trịnh Khắc Quy - Trưởng phòng Quản lý các khoản thu từ đất (Cục thuế tỉnh Thanh Hóa), cho biết: dự án KĐT phía Đông đại lộ Bắc Nam từ năm 2011 được giao cho chủ đầu tư từ nhiều năm nhưng đã làm gì đâu. “Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty EITC và Fortune. Tổng số tiền phải nộp là 116,858 tỷ đồng nhưng Cục thuế chưa nhận được đồng nào hết” ông Quy cho biết.

Ông Quy nói thêm, “Tiền đền bù GPMB là rất lớn, hắn (Chủ đầu tư - PV) đã chuyển tiền đâu mà GPMB”. Theo đó, suốt năm năm qua, EITC mới chỉ chuyển được 30,5 tỷ đồng đặt cọc để trúng thầu cho dự án có tổng mức đầu tư… 2.900 tỷ đồng!.
Được phê duyệt từ năm 2010, đến nay dự án Khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam tỉnh thanh hóa vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm gây bức xúc dư luận.
Được phê duyệt từ năm 2010, đến nay dự án Khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam tỉnh thanh hóa vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm gây bức xúc dư luận.

Còn tại dự án khu biệt thự cao cấp Quảng Cư, ông Quy cho biết, tiền sử dụng đất phải nộp là 12,475 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư mới nộp được 8 tỷ đồng. Công tác GPMB quá chậm gây bức xúc trong dư luận. Về tổng quan dự án vẫn chưa triển khai.

Trước dấu hỏi về năng lực tài chính của nhà đầu tư, ông Quy tiết lộ mới đây tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất và một số đơn vị được tỉnh giao làm đơn vị mời thầu đánh giá lại năng lực tài chính, kiểm tra lại khả năng để xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi dự án theo thông báo số 107/TB-UBND ngày 30/7/2015.

Tỉnh lẻ lấy đầu tiền làm dự án nghìn tỷ?!


Xác nhận với phóng viên, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, kiêm giám đốc Trung tâm quỹ đất tỉnh Phạm Tiến Dũng cho hay, tổng chi phí GPMB của dự án Khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam khoảng gần 100 tỷ đồng, nhưng hiện tại chủ đầu tư mới nộp gần 20 tỷ đồng, với diện tích GPMB khoảng 10ha.

Trước câu hỏi tỉnh Thanh Hóa có đặt ra thời hạn yêu cầu nhà đầu tư chuyển kinh phí giải phóng mặt bằng hay không, ông Dũng lại lập luận rằng bởi mới đây dự án đang vướng điều chỉnh lại quy hoạch nên mọi thứ phải xem xét.

Ông Dũng từ chối cung cấp các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính cũng như báo cáo tài chính của EITC và Fortuner.

 “Thực tế bầy giờ, chả có doanh nghiệp nào mà làm không phải đi vay cả. Theo quy định nhà nước thì vốn của chủ đầu tư đáp ứng một phần, còn lại đi vay, huy động trong quá trình thực hiện, đảm bảo quy định của nhà nước, ông Dũng nói.

Bình luận về năng lực tài chính của nhà đầu tư, ông Dũng viện dẫn rằng “Dự án đó chắc chắn nó (chủ đầu tư) đầu tư dần chứ ngay cả Hà Nội vốn liếng làm một nhát còn thấy khó, huống hồ tỉnh lẻ như Thanh Hóa. Các tỉnh lẻ lấy đâu ra dự án hàng nghìn tỷ, tiền đâu mà làm” ông Dũng kết thúc câu chuyện.
Xuất hiện “ông chủ” bí ẩn sau những dự án tai tiếng
Được thành lập năm 2003, Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Bất động sản An Phát góp 48% vốn điều lệ. Công ty An Phát cũng nắm 45% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Fortune; 45% vốn điều lệ tại Công ty Đại Long. Mới đây nhất, Công ty An Phát cũng đã thâu tóm cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3).

Hiện nay, Công ty An Phát và Công ty CP XD và thương mại Đại Long cũng đang thực hiện dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu ĐTM Đông Hương – Thanh Hóa. Dự án này có quy mô 2,91ha với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ.

Theo quan sát của phóng viên ANTT.VN, hiện nay dự án này gần như không hoạt động, không có công nhân làm việc tại công trường. Bên ngoài hàng rào, cỏ mọc um tùm, rào bạt tạm bợ, rách nát. Dự án không những có dấu hiệu “đắp chiếu” mà còn có nhiều sai phạm xây dựng khác như dựng nhà kho để cho một số đơn vị khác thuê làm văn phòng.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.