Doanh nghiệp 'săn' mua dự án bất động sản Tây Hà Nội

(PLO) - Thời gian qua, nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản tập trung ở khu Tây Hà Nội và đều có bên mua là các doanh nghiệp nội, trong đó có nhiều 'tay chơi' mới.
 
 
Nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản liên
tục được công bố. Ảnh: Ngọc Tuyên
Nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản liên tục được công bố. Ảnh: Ngọc Tuyên

Mới đây, Công ty CP Đầu tư Hải Phát chính thứ công bố việc chi khoảng 700 tỷ đồng mua lại 4,7 ha đất (tương đương khoảng 35% quỹ đất) của dự án Khu đô thị Phú Lương (Hà Đông). Dự án này do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt làm chủ đầu tư.

Khi triển khai dự Khu đô thị Phú Lương, Công ty Trung Việt từng nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất và bị cơ quan thuế nhiều lần nhắc nhở. Sau khi một phần phần của dự án được bán lại cho Hải Phát, các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế cho phần dự án đã mua lại được doanh nghiệp này thực hiện thay chủ đầu tư.

Thương vụ này của Hải Phát trong thời gian gần đây không phải là lần đầu tiên mà khoảng nửa năm qua, doanh nghiệp này đã bỏ ra cả trăm tỷ đồng để thực hiện các thương vụ mua dự án như tòa 102 - Tổ hợp Usilk City (Hà Đông), dự án Khu nhà ở N023B Long Biên hay gần 7.200m2 đất đấu giá tại khu Vạn Phúc (Hà Đông).

Trong tuần qua, một thương vụ chuyển nhượng khác ở khu "đất vàng" trên đường Nguyễn Trãi cũng vừa chính thức được công bố. Tại Đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Cao su Sao Vàng, cổ đông đơn vị này đã thông qua việc chọn Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn là đối tác đầu tư cho dự án trên khu đất số 231 Nguyễn Trãi. Đây là đơn vị trả giá cao nhất - 435 tỷ đồng cho lô đất và dự định sẽ đầu tư phát triển một khu hỗn hợp, bao gồm trung tâm thương mại – dịch vụ, văn phòng – căn hộ cao cấp để bán và cho thuê.

Gần đây, một dự án bất động sản khác tại Hà Đông cũng đang xúc tiến việc chuyển nhượng và dự kiến giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Mặc dù vẫn vướng một số thủ tục pháp lý trong quá trình mua bán, song đối tác trong thương vụ này cũng là một trong những doanh nghiệp nội có tiềm lực lớn và từng thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm dự án trước đó.

Vingroup là một gương mặt quen thuộc trên thị trường M&A bất động sản với việc chi hàng chục nghìn tỷ đồng để mua các dự án trong năm 2015. Gần đây, Tập đoàn này tiếp tục theo đuổi chiến lược thâu tóm dự án khi công bố thông tin chi 5.680 tỷ đồng để mua lại 100% cổ phần của Công ty Hoa Hướng Dương. Với thương vụ này, Vingroup đã sở hữu 98,3% tỷ lệ biểu quyết trong Công ty CP Phát triển đô thị Vinaconex-Viettel (công ty con của Hoa Hướng Dương).

Vingroup cho biết, sở dĩ đầu tư vào hai công ty này là nhằm phát triển các dự án bất động sản tiềm năng tại quận Hoàn Kiếm và Nam Từ Liêm mà Vinaconex-Viettel đang sở hữu. Vinaconex-Viettel hiện là chủ đầu tư của một dự án khu đô thị tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm với quy mô 215 ha.

Đại hội cổ đông thường niên của một loạt doanh nghiệp tổ chức gần đây cũng hé lộ nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án có thể được thực hiện trong thời gian tới. Trao đổi với báo VnExpress, ông Nguyễn Xuân Cần, Chủ tịch Soho Việt Nam, một đơn vị môi giới cho những thương vụ chuyển nhượng cho hay, thực tế, trên đây chỉ là một số thương vụ đã được các bên công bố. Thực tế, còn rất nhiều vụ chuyển nhượng mà dư luận không hề hay biết.

Ông Cần cho biết, dù thời điểm thị trường khủng hoảng thì các giao dịch mua bán dự án vẫn diễn ra, song đến nay hoạt động có phần sôi động hơn. Ngoài ra, thị trường cũng có những diễn biến mới tích cực hơn.

“Trước đây nếu doanh nghiệp tham gia mua bán chủ yếu là khối ngoại thì nay thị trường ngày càng có thêm nhiều công ty trong nước tham gia. Hơn nữa, nếu thời gian trước doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phần lớn nguồn vốn tự có để mua thì nay nhiều đơn vị đã bắt đầu dùng đến đòn bẩy tài chính, vay vốn ngân hàng. Theo tôi đây là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã có những đánh giá khả quản về thị trường”, ông Cần nhận định.

Cũng theo ông Cần, nếu vài năm trước đây, các thương vụ mua bán chủ yếu trong khu vực nội thành thì đến nay địa bàn đã mở rộng ra khỏi khu vực vành đai 3 vì quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Các dự án được mua nhiều chủ yếu nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội như quận Hà Đông, Nam Từ Liêm hoặc hướng cầu Nhật Tân vì đây là những địa bàn được đánh giá có nhiều tiềm năng, hạ tầng ổn định, hiện đại. Mức giá chuyển nhượng các dự án tại những khu vực này cũng cao hơn thị trường từ 10-15%.

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.