Đề xuất hoạch định lại chính sách tín dụng nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

(PLO) - Cần rà soát, đánh giá, hoạch định lại chính sách nói chung, chính sách tín dụng ưu đãi nói riêng, nhằm xóa nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là đề xuất được các đại biểu đưa ra trong tọa đàm trực tuyến “Vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số - Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo miền núi và đồng bằng” vừa được Báo Đại biểu nhân dân và NHCSXH phối hợp tổ chức.
Nhiều ý kiến hoạch định nhằm xóa nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm.
Nhiều ý kiến hoạch định nhằm xóa nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Điểm sáng trong chính sách này chính là tín dụng chính sách, thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). 

Tính đế ngày 31/3/2018, NHCSXH quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách và các dự án. Trong đó, có trên 1.478 nghìn khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, với tổng sư nợ 43.376 tỷ đồng (chiếm 24,4% trên tổng sư nợ của NHCSXH). Dư nợ bình quân một hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt hơn 29 triệu đồng (trong khi bình quân chung tất cả các hộ là 26 triệu đồng/hộ).

Đặc biệt, hơn 10 năm qua, dưới tác động tổng hòa của các chính sách dân tộc và các chương trình giảm nghèo khác, các chương trình tín dụng dành riền cho hộ đồng bào DTTS theo các Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, Quyết định 29/2013/QĐ-TTg, Quyết đinh 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã giúp gần 349 nghìn lượt hộ đồng bào được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, bám bản; góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, vùng DTTS, miền núi, đưa tỷ lệ hộ nghèo cả nước giai đoạn 2005 – 2017 giảm từ 22% xuống gưới 7%, nhất là giảm nghèo trong khối đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến hết tháng 3/2018, tổng doanh số cho vay các chương trình dành riêng cho đồng bào DTTS đạt 3.094 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 2.122 tỷ đồng, với 201.017 hộ có dư nợ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn vón tín dụng cho đồng bào cũng đứng trước nhiều thách thức như: Việc bố trí vốn chưa kịp thời, chưa bảo đảm nguồn vốn thực hiện theo kế hoạch; mức vay còn thấp, chưa phù hợp tình hình thực tế. Trình độ, tập quán sản xuất và việc sử dụng vốn vào sản xuất của một bộ phận hộ DTTS hiệu quả còn thấp; sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, đồng tiền thu được không bù đắp đủ chi phí sản xuất dẫn đến khả năng mất vốn cao. Đối tượng vay vốn là hộ DTTS, hầu hết sinh sống tại những nơi có địa hình hiểm trở, khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, giá cả biến động, dẫn đến hộ vay sản xuất – kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng trả nợ NHCSXH.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội cho rằng, hướng đi của chúng ta là giảm nghèo bền vững và đã đến lúc phải hoạch định lại chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, các chính sách tín dụng cho đồng bào đang có những bất cập như: chưa đáp ứng tính thời vụ sản xuất của đồng bào; mức vay thấp; chất lượng nguồn nhân lực không cao; phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó, chúng ta đang phải khắc phục hậu quả của việc thực hiện chính sách “cho không” dẫn đến tư tưởng ỷ lại của đồng bào. “Phải xác định xây dựng chính sách ở dạng động để thích ứng với tình hình thực tế. Do đó, lãi xuất, diện vay, mức vay phải linh hoạt theo sự phát triển của kinhh tế, xã hội” - ông Bùi Sĩ Lợi nói.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh, việc thực hiện các chính sách tín dụng được cho là “trao cần câu” cho đồng bào. Tuy nhiên, số lượng chính sách nhiều, dẫn đến phân tán nguồn lực. Các chính sách cào bằng, không phù hợp và không thúc đẩy được các vùng miền phát huy hết tiềm năng. Do đó Phó Chủ tịch Nguyễn Lâm Thành cho rằng cần xác định lại đối tượng như không nên phân biệt giữa hộ nghèo và cận nghèo; phân định rõ chính sách đối với từng vùng miền; địa phương phải là người định hướng phát triển sản xuất, thị trường cho người dân. Mạnh dạn cơ cấu lại các nguồn vốn “cho không” sang “cho vay” có điều kiện, để tạo thêm nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện.

Từ góc độ của người thực hiện chuyển tải vốn chính sách tới người thụ hưởng, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý đồng tình với ý kiến của các đại biểu. Tuy nhiên, việc phân định lại chính sách giữa các vùng miền là rất khó khăn, do đó, ông Nguyễn Văn Lý cho hay, chính sách tín dụng ưu đãi đang được thiết kế theo hướng, chính sách chung do Chính phủ cấp vốn, còn các chính sách riêng, đặc thù vùng miền thì do địa phương tham gia dành ngân sách ủy thác cho vay qua NHCSXH.

Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

(PLVN) - Ngày 8/12/2024, Aqua City tổ chức sự kiện bàn giao nhà cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng tiện ích tại phân khu River Park 2. Cũng trong dịp này, Fiesta 1 Clubhouse quy mô bậc nhất dự án đã chính thức được đưa vào vận hành phục vụ cư dân.
Top 50 Doanh nghiệp thực hành Quản trị Công ty tốt nhất (VNCG50).

PDR lọt Top 50 Doanh nghiệp thực hành quản trị công ty tốt nhất - VNCG50

(PLVN) - Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp thực hành Quản trị Công ty tốt nhất (VNCG50), danh hiệu được công bố bởi Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn vinh các doanh nghiệp tiên phong trong quản trị công ty, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn bất động sản tại Đà Nẵng

Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn bất động sản tại Đà Nẵng

(PLVN) - Tính đến hết Quý III/2024, TP Đà Nẵng đón nhận những báo cáo tích cực về mức độ tăng trưởng về cả kinh tế, du lịch, dịch vụ. Khi thị trường bất động sản dần hồi phục, nhà đầu tư càng an tâm vì dư địa tiềm năng của Đà Nẵng rất lớn, nhờ giá cho thuê tăng hàng năm và lợi nhuận ròng trên vốn khá lớn so với các thị trường khác.
The Sonata - 'Tâm điểm hội nhập' tại đô thị biển quốc tế Đà Nẵng

The Sonata - 'Tâm điểm hội nhập' tại đô thị biển quốc tế Đà Nẵng

(PLVN) - Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn hoa giữa lòng thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư tầm cỡ châu lục.
Toàn bộ giỏ hàng tương ứng 181 sản phẩm đã được các đối tác/khách hàng chiến lược đăng ký và bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên để đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

Quy Nhơn ICONIC tạo sóng -181 căn được đặt chỗ, nhiều khách hàng phải chờ đợt 2

(PLVN) -  Ngày 3/12/2024, tại Tòa nhà Phát Đạt Group, TP HCM, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã tổ chức lễ bốc thăm chọn căn đợt 1 cho dự án Khu Đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định). Sự kiện nhằm minh bạch hóa quá trình phân bổ sản phẩm, tạo điều kiện cho các đối tác và khách hàng chiến lược lựa chọn những căn hộ tiềm năng, đồng thời khẳng định cam kết của Phát Đạt trong việc đưa các sản phẩm bất động sản chất lượng cao ra thị trường.
Ảnh minh hoạ.

Lời cảnh tỉnh cho những đối tượng thao túng giá nhà đất

(PLVN) - Động thái tố tụng của Công an Hà Nội với các đối tượng là rất cần thiết, được dư luận hoan nghênh, ủng hộ nhiệt tình; đồng thời là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các đối tượng có ý định xấu. Động thái nêu trên của Công an Hà Nội cũng góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững...
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Chống thất thu đối với chuyển nhượng bất động sản hai giá. Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Cơ quan thuế khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá để tạo thị trường bất động sản lành mạnh.
Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.