Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 10 trung tâm logistics

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong 10 trung tâm logistics được Đà Nẵng kêu gọi đầu tư, có 1 trung tâm logistics cấp vùng, 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không và 8 trung tâm logistics cấp tỉnh.
Đà Nẵng tham vọng trở thành trung tâm logistics cấp quốc gia.
Đà Nẵng tham vọng trở thành trung tâm logistics cấp quốc gia.

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics nhằm kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Theo đó, quan điểm của UBND TP Đà Nẵng sẽ phát triển dịch vụ logistics của Đà Nẵng theo hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững; từng bước đưa thành phố này trở thành trung tâm logistics quốc gia.

Theo kế hoạch, Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 10 trung tâm logistics, gồm 1 trung tâm cấp vùng, 8 trung tâm cấp tỉnh và 1 trung tâm chuyên dụng hàng không.

Trong đó, trung tâm logistics cảng Liên Chiểu được quy hoạch là trung tâm logistics cấp vùng, có quy mô 30-35ha vào năm 2030 và đến năm 2050 nâng lên thành 65-70ha. Đây sẽ là trung tâm logistics cảng biển với các dịch vụ cảng biển, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS…

Trung tâm logistics cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được quy hoạch là trung tâm logistics chuyên dụng hàng không với quy mô đến năm 2030 là 4-5ha, mở rộng nâng cấp lên 8-10ha đến năm 2050. Đây sẽ là trung tâm logistics chuyên dụng phục vụ dịch vụ logistics hàng không.

Còn 8 trung tâm logistics cấp tỉnh gồm:

Trung tâm logistics ga hàng hóa Kim Liên quy mô 5-6ha vào năm 2030, 8-10ha vào năm 2050. Đây là trung tâm logistics đường sắt, hỗ trợ logistics cảng biển với các dịch vụ hỗ trợ khu công nghiệp Hòa Khánh;

Trung tâm logistics khu công nghệ cao Đà Nẵng quy mô 3-5ha đến năm 2030 và mở rộng lên 15-20ha đến năm 2050. Đây là trung tâm logistics đường bộ phụ trợ trung tâm logistics hàng không và đường sắt, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khu công nghệ cao Đà Nẵng;

Trung tâm logistics Hòa Nhơn (kết hợp cảng cạn) có quy mô 40ha vào năm 2030, đến năm 2050 có thể mở rộng đến 75ha, là trung tâm logistics đường bộ, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phương tiện vận tải đường bộ, dịch vụ môi giới vận tải và dịch vụ logistics hàng hóa;

Trung tâm logistics Hòa Phước được quy hoạch quy mô 5-7ha đến năm 2030 và mở rộng đạt 10-15ha đến năm 2050, là trung tâm logistics và trung chuyển hàng hóa, tổng kho lạnh, kho mát, kho ngoại quan chợ đầu mối, chuyên cung cấp dịch vụ lưu trú, vận chuyển hàng hóa phục vụ chợ đầu mối;

Trung tâm logistics Hòa Phú quy mô 3-5ha đến năm 2030 và mở rộng đến 5-8ha vào năm 2050 với chức năng là trung tâm logistics đường bộ hỗ trợ kết nối hành lang Đông – Tây, chuyên dịch vụ lưu trữ, vận tải hàng hóa, dịch vụ môi giới, thủ tục hải quan;

Trung tâm logistics Hòa Ninh có quy mô 20ha, là trung tâm logistics hỗ trợ Khu công nghiệp Hòa Ninh, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khu công nghiệp Hòa Ninh;

Trung tâm logistics Hòa Hiệp Bắc quy mô 42ha, là trung tâm logistics hỗ trợ khu bến cảng Liên Chiểu, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cảng biển;

Trung tâm logistics và kho bãi khác (trên các đường tránh của tuyến cao tốc, tại các khu, cụm công nghiệp…) với quy mô 60-70ha đến năm 2030 và mở rộng ra 110-120ha đến năm 2050, các trung tâm này sẽ hỗ trợ các trung tâm logistics tập trung, thu gom và phân phối hàng hóa cho TP. Đà Nẵng và các tỉnh lân cận với các dịch vụ logistics đô thị và dịch vụ logistics khác.

Mục tiêu tổng quát của đề án là đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm logistics có tính hấp dẫn cao, thu hút mạnh các nhà đầu tư thích hợp, nhằm hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng logistics, bảo đảm nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên sâu; bảo đảm vận hành tốt một hệ thống logistics năng động, làm trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, cảng biển Đà Nẵng và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, với các nước ASEAN và quốc tế.

Đến năm 2050, Đà Nẵng sẽ xây dựng hệ thống logistics hiện đại, có cấu trúc rõ ràng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ logistics quốc tế; khẳng định vai trò cảng cửa ngõ quốc tế của Đà Nẵng tại khu vực miền Trung, trở thành cửa ngõ chính ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây và là mắt xích quan trọng của hành lang vận tải châu Á - Thái Bình Dương.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.