BIDV phối hợp tổ chức Toạ đàm kết nối và thúc đẩy du lịch Việt Nam - Gifu

(PLO) - Ngày 20/7/2016, tại tỉnh Gifu, Nhật Bản, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Chính quyền tỉnh Gifu, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hội Hữu nghị Gifu - Việt Nam tổ chức Tọa đàm kết nối và thúc đẩy du lịch Việt Nam - Gifu. 
BIDV phối hợp tổ chức Toạ đàm kết nối và thúc đẩy du lịch Việt Nam - Gifu

Toạ đàm tập trung chia sẻ bài học kinh nghiệm thành công trong phát triển du lịch, cũng như giải quyết các nhu cầu thực tế trong phát triển và tăng cường kết nối du lịch giữa các địa phương của Việt Nam - tỉnh Gifu nói riêng và hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói chung.

Tham dự chương trình có ông Furuta Hajime - Thống đốc tỉnh Gifu; ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và lãnh đạo các tỉnh, địa phương của Việt Nam và Gifu.

Đặc biệt, về phía doanh nghiệp Việt Nam, toạ đàm đã thu hút sự tham dự của các doanh nghiệp lữ hành, chiếm hơn 60% thị phần khách du lịch tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, công ty lữ hành Nhật Bản.

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV nhấn mạnh (i) BIDV sẽ tiếp tục hợp tác hiệu quả cùng các đối Nhật Bản, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp hai nước tăng cường giao thương và hợp tác đầu tư, (ii) Tham gia, tổ chức các chương trình, sự kiện chung về quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, tài trợ các chương trình, sự kiện này, (iii) Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, địa phương hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển du lịch giữa Việt Nam - tỉnh Gifu nói riêng và Việt Nam - Nhật Bản nói chung.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu tại Tọa đàm
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu tại Tọa đàm

BIDV cũng đề xuất Chính phủ 2 nước, Chính quyền tỉnh Gifu và các địa phương của Việt Nam tạo điều kiện, thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, và giao lưu văn hóa chung giữa hai nước; đề nghị Chính phủ Nhật Bản, Chính quyền tỉnh Gifu tiếp tục hỗ trợ cho ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt trong công tác: (i) quy hoạch phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; (ii) bảo vệ đô thị lịch sử và văn hóa, bảo tồn tài nguyên du lịch, sử dụng bền vững & bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; (iii) đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài hạn và (iv) chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển du lịch.

Ông Furata Hajime, Thống đốc tỉnh Gifu đánh giá cao những nỗ lực, thành quả của BIDV trong kết nối, phát triển hợp tác du lịch Việt Nam - Gifu, Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là vai trò đồng hành cùng với các doanh nghiệp Nhật Bản, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đa dạng khác. 

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra lễ ký kết MOU giữa BIDV và Hội hữu nghị Việt Nam - Gifu về việc hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ đào tạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

Gifu là tỉnh tại khu vực miền Trung Nhật Bản với diện tích 10.621 km2 và dân số hơn 2 triệu người, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các địa điểm du lịch độc đáo như di sản văn hóa thế giới - làng cổ Shirakawa-go, khu phố Takayama, sông Nagara, suối nước nóng Gero, đền Chiyoboinari…

Không những vậy, Gifu còn mang nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam, là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng của Nhật Bản như nghề rèn kiếm (thành phố Seki), làng nghề giấy Mino Washi, làng nghề gốm sứ Mino Yaki, cùng nền ẩm thực đa dạng, phong phú với thịt bò Hida và cá Ayu; rất thuận lợi trong thu hút khách du lịch Việt Nam.

Lượng khách lưu trú tại Gifu năm 2011 là 130.000 người, đến năm 2015 tăng gấp 7 lần, đạt 920.000 lượt khách. Trong hơn 4 tháng đầu năm 2016, lượng khách du lịch đến Gifu tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến năm 2016 sẽ có 1,5 triệu lượt khách du lịch lưu trú tại Gifu. Trong đó, khách du lịch từ Việt Nam vào Gifu tăng từ 340 người năm 2014 lên 2.360 người năm 2015 (tăng khoảng 7 lần trong vòng 2 năm).  Số lượng khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản nói chung và đến Gifu nói riêng tuy còn khiêm tốn nhưng lại có mức tăng mạnh qua các năm, cho thấy tiềm năng hợp tác du lịch của Việt Nam - Gifu còn rất lớn.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm du lịch được yêu thích của du khách Nhật Bản. Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản bởi có tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản (du lịch di sản, du lịch sức khỏe, du lịch biển…); từ năm 2004 khách du lịch Nhật Bản khi đến Việt Nam được miễn visa 15 ngày; khoảng cách địa lý giữa hai nước tương đối gần, chỉ mất khoảng 5 giờ bay thẳng và đa số người dân Nhật Bản có thiện cảm với hình ảnh đất nước và con người Việt Nam…

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.