TP HCM sẽ có quy chế xây dựng, quản lý nhà cao tầng

(PLVN) - Tại buổi gặp gỡ, tiếp nhận ý kiến kiều bào góp phần phát triển TP HCM do Thành ủy TP HCM tổ chức mới đây, nhiều ý kiến hiến kế đã được đưa ra, tập trung vào lĩnh vực đô thị và giao thông.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự ấn tượng với ý kiến của các chuyên gia.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự ấn tượng với ý kiến của các chuyên gia.

Cấm xe máy lưu thông vào nội thành, hạn chế ô tô cá nhân, quy hoạch lại việc xây nhà cao tầng... để giảm kẹt xe là cách nhiều nước châu Âu hoặc Singapore đã làm và TP HCM nên áp dụng, GS.TS Đặng Lương Mô (kiều bào Nhật Bản) nêu ý kiến.

TP cũng cần giải quyết nhu cầu về chỗ đỗ cho ô tô. Ví dụ xây các bãi đậu xe tự động, là những căn nhà ống diện tích 100m2, cao 20m, có thể chứa khoảng 100 ôtô 7 chỗ. “Chỉ cần một bãi đậu xe như vậy là giải quyết được tình trạng đậu xe bên lề, cản trở giao thông cho cả tuyến đường Nguyễn Huệ”, ông Mô nói.

Đưa ra một số không ảnh của TP HCM, KTS Phan Tấn Lộc, kiều bào Pháp, cho rằng dù mô hình TP đã hướng tới đa trung tâm nhưng trên thực tế, TP đang đi theo hướng mô hình trung tâm độc nhất. Hệ thống giao thông với đường xuyên tâm, đường hướng tâm, đường vành đai… đều hướng về lõi là trung tâm quận 1, quận 3 gây hiện tượng “di dân hoán đổi” trong đô thị. 

Nghĩa là buổi sáng, trên các trục đường hướng tâm, mật độ người tham gia giao thông rất cao từ vùng ven hướng về trung tâm lõi (quận 1, quận 3). Chiều ngược lại có mật độ giao thông thấp hơn nhiều. Buổi chiều, hướng “di dân” theo chiều ngược lại từ trung tâm lõi ra hướng các vùng ven, trong khi đó chiều hướng về trung tâm có mật độ giao thông thấp.

Một điểm yếu nữa được ông Lộc chỉ ra là mạng lưới giao thông thiếu cả về diện tích, cơ học và được tổ chức chưa hợp lý. Theo ông Lộc, mạng lưới giao thông của nhiều TP trên thế giới được phân bổ với những tuyến đường nhánh có khoảng cách 70 -160m, có nơi trên 200m. Trong khi đó, TP HCM có nhiều tuyến đường dài 500m nhưng thiếu đường nhánh, phần lớn là các con hẻm.

KTS Lộc kiến nghị TP chuyển đổi cơ cấu tổ chức lãnh thổ theo hướng đa trung tâm bằng cách quy hoạch thêm những trung tâm khác, đồng thời mở hẻm thành đường để giải quyết áp lực giao thông.

Nói sâu hơn về vấn đề quy hoạch, TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn (Việt kiều Canada) cho rằng TP HCM phát triển nhà cao tầng một cách thiếu quy hoạch, chưa tạo thành các cụm và tuyến gắn kết tốt với giao thông công cộng.

“Gần như là, cứ thấy đất trống là chúng ta cắm nhà cao tầng vào, bất kể có nguy cơ tác động xấu đến giao thông và quá tải hạ tầng kỹ thuật ở khu vực”, ông Sơn nói và đề nghị TP định hướng lại, những dự án nhà cao tầng mới nên phát triển đi đôi với giao thông công cộng và không gian xanh, thân thiện với người đi bộ. Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực cần được xây dựng sớm, trước khi cấp phép xây nhà cao tầng.

Ông Sơn khẳng định tầm quan trọng của nhà cao tầng đối với quy hoạch của TP, cho rằng nếu nhà cao tầng được quy hoạch hợp lý sẽ có ý nghĩa lớn cho TP và tạo được mô hình đô thị nén, có thêm đất quy hoạch hệ sinh thái thiên nhiên với không gian xanh, mặt nước… phục vụ người dân.

“Tuy nhiên, thời gian qua nhà cao tầng TP phát triển tự phát, mang lợi ích cục bộ. Nếu thấy được vấn đề thì có thể tiết kiệm hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Sơn cho hay.

TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn.
 TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn.

Ông Sơn nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong quy hoạch nhà cao tầng đúng cách là phát triển đi đôi với giao thông công cộng và không gian xanh mặt nước, thân thiện với người đi bộ. Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải được xây dựng trước khi cấp phép xây nhà cao tầng. Thứ ba, cần chú ý bảo vệ những khu vực có giá trị lịch sử, di sản trước áp lực phá bỏ di sản để cao tầng hóa. Thứ tư, cần đánh giá tác động môi trường của các dự án cao ốc được cấp phép. 

“Hiện TP HCM có tình trạng giao thông công cộng đi một đường, nhà cao tầng đi một ngả khác. Ta có tuyến metro số 1 với các nhà ga Ba Son, Văn Thánh, Tân Cảng… nhưng giao thông công cộng và quy hoạch đô thị thì riêng rẽ. Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở GTVT rõ ràng không làm việc chung với nhau”, ông Sơn nhận định.

Ông Sơn cho rằng tình trạng hiện tại vẫn có thể xử lý nhưng chi phí sẽ rất cao do kinh phí đền bù giải tỏa lớn, khuyến nghị TP đừng nên lo không “chiều” nhà đầu tư thì họ sẽ chạy mất. Nhà đầu tư nào cũng làm việc vì lợi ích nên chỉ cần tạo ra một đô thị đa năng thì TP sẽ luôn có sức hút đầu tư lớn.

Ghi nhận các kiến nghị liên quan đến quy hoạch đô thị, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã cho biết, TP đã định hướng chuyển đổi đô thị đa trung tâm từ năm 2010 nhưng chưa triển khai kịp thời. “Năm nay, Sở đang làm đầu bài để điều chỉnh quy hoạch chung TP giai đoạn 2040-2060 theo mô hình tập trung đa cực để thực hiện hóa ý định đó”, ông Nhã cho hay.

Tại cuộc gặp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự ấn tượng với ý kiến của các chuyên gia và cho biết mô hình đô thị nén với mục tiêu “20 phút đi bộ có đủ thứ” sẽ được thành phố thực hiện hóa ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. “Để xây nhà cao tầng không xung đột với giao thông, TP nên xem có quy chế xây dựng, quản lý nhà cao tầng tại TP HCM”, ông Nhân giao nhiệm vụ cho Sở Quy hoạch Kiến trúc. 

KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng chỉ ra bất cập của TP khi chưa nắm bắt được các cơ hội khi xây dựng các dự án hạ tầng lớn. Ví dụ, khi TP đầu tư tuyến metro tốn hàng tỷ  USD, giá trị địa ốc khu vực xung quanh các nhà ga tăng lên hàng chục lần, nhưng nguồn lợi lớn này và cơ hội phát triển thường chảy vào túi nhà đầu tư tư nhân.
“Nhà nước đã để cơ hội thu ngân sách từ việc phát triển hạ tầng chảy qua kẽ tay và không thu lợi được nhiều để tái đầu tư nơi khác”, ông Sơn nêu quan điểm.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.
Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.