Tổng tài sản BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng

(PLO) - Ngày 22/4/2017, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017. ĐHĐCĐ thường niên BIDV 2017 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Tổng tài sản BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Tham dự Đại hội có 295 người đại diện cho 3.285.169.624 cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 96,0937% số cổ phần có quyền biểu quyết. 

ĐHĐCĐ thường niên BIDV 2017 thông qua nhiều nội dung quan trọng: Tổng kết hoạt động của HĐQT nhiệm kỳ 2012-2016, định hướng 2017-2022, trọng tâm 2017; Báo cáo kết quả kinh doanh 2016, kế hoạch kinh doanh 2017; Kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát; Báo cáo tài chính hợp nhất 2016 đã được kiểm toán, Phương án trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức 2016; Ngân sách và mức thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát 2017; Phương án tăng vốn điều lệ 2017; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ BIDV; Sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập 2018; Bầu thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2022…

Về kết quả kinh doanh, tính đến 31/12/2016, tổng tài sản BIDV đạt 1.006.404 tỷ đồng, tăng 18,3% so với 2015, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng; Nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015; Dư nợ tín dụng đạt 723.697 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,2% so với 2015. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do ĐHĐCĐ đặt ra…

Hoạt động kinh doanh trong Quý I/2017 ổn định, bám sát định hướng và lộ trình kế hoạch kinh doanh năm. Tổng tài sản đến hết Quý I/2017 đạt trên 1.025 nghìn tỷ, tăng 1,8% so với đầu năm; Dư nợ tín dụng tăng 4,85% so với đầu năm; Huy động vốn tăng 3,15% so với đầu năm; LNTT đạt 2.075 tỷ, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 27% kế hoạch năm 2017. Chất lượng tín dụng được kiểm soát theo mục tiêu.

Về cơ cấu hoạt động, tiếp tục chuyển dịch tích cực với dư nợ bán lẻ tăng trưởng gần 32%, chiếm tỷ trọng 25% tổng dư nợ; huy động vốn bán lẻ tăng trưởng gần 23%, chiếm 55% tổng huy động vốn; Phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đạt mức tăng khá với dư nợ tăng trưởng 34%, huy động vốn tăng trưởng 44% so với năm 2015. 

Về Mạng lưới kênh phân phối và nền khách hàng, không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng. BIDV có mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước với 191 chi nhánh và gần 1.000 phòng giao dịch; 13 công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh, 06 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài và trên 24.000 cán bộ, nhân viên. BIDV hiện có quan hệ với gần 300 nghìn khách hàng doanh nghiệp; gần 9 triệu khách hàng cá nhân, chiếm gần 10% dân số Việt Nam; hơn 2.300 định chế tài chính hàng đầu của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Về vấn đề nhân sự, ĐHĐCĐ nhất trí bầu HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 10 thành viên: Ông Trần Anh Tuấn, Ông Phan Đức Tú, Ông Bùi Quang Tiên, Bà Phan Thị Chinh, Ông Ngô Văn Dũng, Ông Nguyễn Huy Tựa, Bà Lê Thị Kim Khuyên, Ông Nguyễn Văn Lộc, Ông Trần Thanh Vân, Ông Lê Việt Cường; HĐQT đã họp phiên thứ nhất và thống nhất bầu Ông Trần Anh Tuấn đảm nhiệm vị trí Ủy viên phụ trách HĐQT, Ông Phan Đức Tú đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. ĐHĐCĐ nhất trí bầu Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 03 thành viên: Bà Võ Bích Hà, Ông Cao Cự Trí, Bà Nguyễn Thị Tâm; Ban Kiểm soát đã họp và thống nhất bầu Bà Võ Bích Hà đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Kiểm soát.

Về trọng tâm, nhiệm vụ giai đoạn 2017-2022: Hoàn thiện thể chế; Hoạch định chiến lược; Nâng cao năng lực tài chính; Hoàn thiện mô hình tổ chức, tập trung sàng lọc, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng gắn với tái cơ cấu và hội nhập quốc tế; Củng cố, sắp xếp, nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động; Triển khai các dự án CNTT cốt lõi; Phát triển hoạt động bán lẻ; Nâng cao hiệu quả hoạt động các hiện diện thương mại tại hải ngoại; Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; Phát triển thương hiệu, công tác ASXH; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ; Triển khai công tác quản trị rủi ro, sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực Basel theo quy định của NHNN vào năm 2018.

Về mục tiêu và các nhiệm vụ năm 2017: Huy động vốn Tăng trưởng 16,5%; Dư nợ tín dụng Tăng trưởng ≤16%; Lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu<3%; Tỷ lệ chi trả cổ tức≥7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng VND; Tập trung triển khai Đề án tăng cường năng lực tài chính toàn diện trong đó quyết tâm thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ; Xây dựng Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2017-2020 gắn với Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2; Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả; Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu “an toàn – hiệu quả - quy mô; Tăng cường các nguồn thu và tiết kiệm chi phí để gia tăng thu nhập; Tạo bước đột phá trong hoạt động bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ; Củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh truyền thống và hiện đại.

Năm 2016, vị thế, uy tín thương hiệu BIDV đã được quốc tế, trong nước ghi nhận: Tổ chức Brand Finance định giá BIDV là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, đứng thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN, đứng thứ 401 trong các Ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016; Tạp chí Forbes bình chọn TOP Global 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; Tạp chí The Asianbanker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” 3 năm liên tiếp và Ngân hàng có “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam” 2 năm liên tiếp; Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016” tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2016; BIDV cũng đạt được nhiều giải thưởng trên các mặt hoạt động như thẻ, kinh doanh vốn, công nghệ thông tin... 

Cổ phiếu BIDV có tính thanh khoản cao nhất so với các NHTMCP Nhà nuớc: Trung bình năm 2016 đạt 1,4 triệu cổ phiếu/phiên, cao hơn mức bình quân cổ phiếu niêm yết ngành ngân hàng là 778 nghìn cổ phiếu/phiên.

Hoạt động khối công ty, liên doanh, hiện diện thương mại được duy trì tốt, đóng góp vào hiệu quả chung của BIDV: CTCP Chứng khoán (BSC) đạt LNTT 125 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch; Tổng công ty Bảo hiểm (BIC) đạt LNTT 169 tỷ đồng; Công ty Cho thuê tài chính (BLC) chuyển đổi mô hình hoạt động theo hình thức liên doanh giữa BIDV với Sumimoto Mitsui Trust Bank thành Cty cho thuê tài chính TNHH BIDV - Sumi Trust; Công ty Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ Metlife đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. 

Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.