Thừa phát lại tham gia cùng Ngân hàng thu hồi nợ xấu trong lĩnh vực cấp tín dụng

(PLO) - Trong những năm vừa qua, nợ xấu đang hàng ngày tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng đòi hỏi trách nhiệm của toàn xã hội phải vào cuộc để cùng với ngân hàng giải quyết nhằm giữ vững an ninh về tiền tệ, giữ đà tăng trưởng kinh tế phát triển đất nước. 
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng

Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ; hoạt động tố tụng của các cơ quan nhà nước thường kéo dài, mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao; việc thu hồi, bán tài sản đảm bảo và đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất tại các cơ quan quản lý nhà nước còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ.

Ngoài ra, việc không hợp tác của phía người vay, người mang tài sản để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng cũng là những khó khăn thường gặp phải trong quá trình giải quyết tình trạng nợ xấu.

Việc công nhận và tổ chức triển khai chế định Thừa phát lại đưa vào hoạt động chính thức trên địa bàn toàn quốc theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội khóa 13 đã tạo ra một hướng đi mới, một công cụ pháp lý hữu ích giúp cho các ngân hàng chủ động hơn, tự tin hơn, chặt chẽ về pháp luật hơn trong việc thu hồi tài sản, giải quyết vấn đề nợ xấu của mình.

Trong 04 việc Thừa phát lại được làm theo quy định của pháp luật thì cả 04 việc đều liên quan trực tiếp và giúp ích cho các ngân hàng trong vấn đề giải quyết nợ xấu, đó là:

 Việc tống đạt văn bản, giấy tờ: Thừa phát lại trực tiếp tư vấn và thực hiện việc giao văn bản, giấy tờ như Thông báo nợ, Thông báo thu hồi tài sản bảo đảm, Giấy mời làm việc, Quyết định thanh lý, bán đấu giá tài sản… của ngân hàng cho đối tượng nhận bảo đảm đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Thương mại và các Quy trình tống đạt theo đúng như quy định của pháp luật về tố tụng mà phía đối tượng nhận văn bản không thể phản đối hoặc chối bỏ.

 Việc xác minh điều kiện thi hành án: Trưởng văn phòng Thừa phát lại trực tiếp ra quyết định và tổ chức xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo hợp đồng ký với phía ngân hàng.

Kết quả xác minh điều kiện thi hành án này là căn cứ pháp luật để Văn phòng Thừa phát lại, hoặc Cơ quan Thi hành án Dân sự ra Quyết định thi hành án trong trường hợp phía bên phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án hoặc đưa ra các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm khác.

Trực tiếp tổ chức thi hành án: Theo quy định pháp luật. Thừa phát lại của văn phòng có thẩm quyền như Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận, huyện; Trưởng văn phòng Thừa phát lại được pháp luật giao có thẩm quyền như Chi cục trưởng - Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận, huyện, chính vì vậy Trưởng văn phòng Thừa phát lại được toàn quyền chủ động ký hợp đồng với ngân hàng và ra quyết định thi hành án đối với các bản án thuộc phạm vi quyền hạn của mình và tổ chức thi hành án theo đơn yêu cầu của phía ngân hàng.

 Lập vi bằng: Một trong những quyền khác biệt của Thừa phát lại đó chính là thẩm quyền lập vi bằng. Vi bằng là chứng cứ phục vụ điều tra, xét xử, giải quyết tranh chấp, giao kết hợp đồng, thỏa thuận, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi về kinh tế, chính trị, quyền nhân thân của người/tổ chức yêu cầu và người/tổ chức tham gia việc lập vi bằng.

Vi bằng chính là chứng cứ để bảo vệ phía ngân hàng trước pháp luật trong quá trình tổ chức việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm theo đúng các quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

Khi chưa có Thừa phát lại, để thực hiện việc thu hồi nợ xấu trong lĩnh vực cấp tín dụng phía ngân hàng đều phải trông chờ vào sự cộng tác của các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã. Thừa phát lại ra đời đã bổ sung cho phía ngân hàng một công cụ hữu hiệu trong việc thu hồi nợ xấu, thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm khi có sự cộng tác chặt chẽ giữa ngân hàng với Văn phòng Thừa phát lại.

Đối với việc thu hồi nợ xấu của các ngân hàng, Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã trực tiếp lập các vi bằng ghi nhận việc mang tài sản của cá nhân để khắc phục nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lập vi bằng ghi nhận việc thu hồi trụ sở, con dấu trong việc tranh chấp quyền đối với tài sản; Lập vi bằng giao thông báo việc thu hồi tài sản bảo đảm là nhà, đất của tổ chức, cá nhân; Lập vi bằng việc thu hồi tài sản bảo đảm cho ngân hàng trước khi đưa ra bán, đấu giá cũng như tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thỏa thuận thi hành án đối với tổ chức, cá nhân và một điều chúng tôi đã làm được, đó là: Bảo vệ được việc làm của phía ngân hàng trước cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án. Thu hồi được tài sản bảo đảm và giải quyết được phần nợ xấu của khách hàng đã tồn tại trong nhiều năm.

Qua thực tế phối hợp với ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng rất cần có sự chỉ đạo và vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị giúp cho việc xử lý và thu hồi nhanh chóng, kịp thời theo quy định những tài sản bảo đảm là bất động sản và động sản do khách hàng chây ì, trì hoãn không chuyển giao tài sản bảo đảm khi không có mặt chủ sở hữu tài sản bảo đảm, khi chủ sở hữu tài sản bảo đảm là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải.

Với sự đồng hành của Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng sẽ góp phần giảm tải khoản nợ xấu hiện đang tồn đọng tại các ngân hàng của các tổ chức tín dụng ở giai đoạn khi giữa ngân hàng và khách hàng có tài sản thế chấp chưa cùng tham gia tố tụng.

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.