Tại sự kiện về bất động sản nghỉ dưỡng khu vực phía Nam diễn ra mới đây, bà Dương Thị Thùy Dung - Giám đốc cao cấp CBRE Việt Nam khẳng định second home - ngôi nhà thứ hai, là loại hình bất động sản đã phát triển mạnh trên thế giới nhiều thập kỷ. Tại Việt Nam, mô hình này mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây.
Đại diện đơn vị nghiên cứu thị trường đưa ra số liệu, tổng số bất động sản nghỉ dưỡng cả nước có 66.000 đơn vị. Con số này chỉ bằng một nửa so với 120.000 đơn vị nghỉ dưỡng tại tỉnh Phuket, Thái Lan.
"Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng diễn biến sôi động trong những năm qua nhưng tính về số lượng vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với khu vực và thế giới. So với Phuket - Thái Lan, Bali - Indonesia hay các vùng biển Nam Âu, thị trường second home Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi", bà Dung nhận định.
Các chuyên gia chia sẻ về tiềm năng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam tại Novaland Expo 2019. Ảnh: Hữu Khoa |
Bà Cao Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định, sức hấp dẫn của thị trường second home đến từ đặc tính sản phẩm vừa để nghỉ dưỡng cho gia đình, vừa cho thuê trong thời gian nhàn rỗi. Điều này giúp sản phẩm có khả năng đầu tư sinh lời, đặc biệt tại các thị trường hút khách du lịch.
Đại diện Hiệp hội Du lịch cũng nhận định, nếu Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh... những năm qua tăng trưởng mạnh thì trong thời gian gần đây, một số thị trường mới nổi phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết (Bình Thuận) thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Đại diện CBRE đồng tình cho rằng các địa phương lân cận TP HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho các nhà đầu tư mong muốn tìm sản phẩm second home phù hợp.
Đông đảo nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường second home Bà Rịa Vũng Tàu và dự án NovaWorld Hồ Tràm tại sự kiện Novaland Expo 2019. Ảnh: Hữu Khoa |
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những thành phố biển hút khách du lịch bậc nhất khu vực Đông Nam Bộ. Theo quy hoạch xây dựng vùng TP HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bà Rịa Vũng Tàu hưởng lợi nhờ mạng lưới cao tốc sẽ xây dựng đồng bộ.
Trong đó, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có các dự án như xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 75km trị giá 25.000 tỷ đồng giúp kết nối địa phương với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu...
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng địa phương vẫn còn thiếu hụt các sản phẩm nghỉ dưỡng trung cao cấp, tích hợp nhiều loại hình tiện ích giải trí để đáp ứng đúng tiềm năng và lợi thế của du lịch địa phương.
Ở giai đoạn sơ khởi của mô hình nghỉ dưỡng second home, nhiều nhà đầu tư nhắm đến khu vực Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu) – một điểm đến thú vị chưa được khai thác hết tiềm năng, hòa hợp màu sắc của biển, rừng và nét hoang sơ của thiên nhiên.
Gần đây, thị trường khu vực này đón nhận thông tin Novaland sẽ phát triển tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí quy mô khoảng 1000 ha mang thương hiệu NovaWorld Hồ Tràm. Dự án dự kiến chia làm 10 giai đoạn, gồm chuỗi các dự án dọc cung đường ven biển từ Bình Châu đến Lộc An.
Theo nhà phát triển dự án, sản phẩm của NovaWorld Hồ Tràm với các phong cách kiến trúc lấy cảm hứng từ những điểm đến nổi tiếng trên thế giới như các quốc gia nhiệt đới, Hàn Quốc, Nhật Bản, Miami, Monaco…Giai đoạn 1 sẽ có quy mô gần 100ha, khai thác thế mạnh của hệ sinh thái rừng hoang sơ và những bãi biển dài, xanh trong.
Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu còn thiếu các siêu dự án, đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng cao cấp |
Đại diện Novaland chia sẻ, việc lựa chọn Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trọng điểm đầu tư theo chiến lược phát triển của tập đoàn nhằm khai thác tối đa lợi thế du lịch, góp phần tạo điểm lưu trú chất lượng cao, nâng tầm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của địa phương.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, địa phương sẽ phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.