Thất thoát hơn 658 tỷ đồng tại Khu LHTTQG, ông Cấn Văn Nghĩa nói gì ?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Cấn Văn Nghĩa cho rằng, xét bối cảnh và toàn diện vấn đề, cá nhân ông thấy việc mình làm hoàn toàn không sai.
 Theo Kết luận Thanh tra Chính phủ Ông Cấn Văn Nghĩa đã để xảy ra nhiều sai phạm
Theo Kết luận Thanh tra Chính phủ Ông Cấn Văn Nghĩa đã để xảy ra nhiều sai phạm

Theo Thông báo số 1016/ TB- TTCP về Kết luận Thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu liên hợp thể thao quốc gia (KLHTTQG) cho biết: hơn 658 tỷ đồng là tiền cho thuê đất và hiện không có khả năng để thu hồi.

Sai phạm gây thất thu nêu trên xảy ra ở thời ông Cấn Văn Nghĩa (đã nghỉ hưu từ tháng 9/2018) là Giám đốc Khu LHTTQG.

Trong kiến nghị xử lý về kinh tế, Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi số tiền 3,7 tỷ đồng từ các cá nhân, đơn vị gồm: nguyên giám đốc, nguyên phó giám đốc phụ trách, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, Công đoàn Khu LHTTQG, Phòng Quản lý Cung thể thao dưới nước.

Trong đó riêng cá nhân ông Cấn Văn Nghĩa mới chỉ chuyển khoản được hơn 300 triệu đồng trong tổng số tiền phải nộp lại là gần 570 triệu đồng

Trao đổi với phóng viên, ông Cấn Văn Nghĩa, cho rằng, thời điểm ông về nhận nhiệm vụ tại Khu LHTTQG, do đang chờ thực hiện dự án nên các khu đất mới chỉ san lấp mặt bằng, gần khu dân cư, do chưa thực hiện dự án nên đất đai bị hoang hóa dẫn đến các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và bị tái lấn chiếm.

Để “giữ” đất, chống hoang hóa, chống tệ nạn xã hội, đồng thời để có tiền duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất nên Khu LHTTQG đã báo cáo Bộ VH-TT-DL cho san lấp và cho các đơn vị thuê tạm 3 đến 6 tháng, khi nào nhà nước cần thực hiện các dự án thì các đơn vị thuê hoàn trả mặt bằng sạch trong 30 ngày.

“Tôi giữ gìn đất cho nhà nước, nhẽ ra tôi phải được khen, nhưng với kết luận mà TTCP nêu, tôi không hiểu được, số tiền truy thu thuê đất lên tới hơn 658 tỷ đồng ở đâu ra?”, ông Nghĩa cho biết và nói thêm, Khu LHTTQG có quy chế và Bộ VH-TT-DL là đơn vị duyệt quy chế, đồng thời, với chức năng là đơn vị sự nghiệp, tự chủ về tài chính nên sẽ làm trong phạm vi cho phép.

Ông Nghĩa cũng cho rằng: “Trong Luật Đất đai quy định những diện tích cho thuê 3 đến 6 tháng và đất đang chờ dự án không thuộc đối tượng phải nộp tiền thuê đất”.

Trước đó, như báo PLVN đưa tin, Thanh tra chính phủ đã kết luận KLHTTQG đã tự ý cho các cá nhân, doanh nghiệp thuê đất trên phần đất đã giải phóng mặt bằng và đang chờ triển khai dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Các doanh nghiệp và KLHTTQG cũng không hề nộp tiền thuê đất cho Nhà nước với con số lên tới 658 tỉ đồng trong 10 năm. Dù vậy, thời điểm này các doanh nghiệp đều đã trả mặt bằng và "cao chạy xa bay".

Do không thu được tiền từ doanh nghiệp đã thuê đất nên KLHTTQG cũng không có khả năng nộp tiền cho ngân sách nhà nước dẫn đến nguy cơ thất thoát số tiền này.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu lãnh đạo KLHTTQG xử lý số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra với tổng số tiền là gần 777 tỉ đồng (trong đó hơn 658 tỉ đồng là tiền nợ thuê đất của các doanh nghiệp), giảm trừ quyết toán và thu hồi số tiền hơn 3,8 tỉ đồng từ các đơn vị thi công 3 dự án gồm cải tạo nhà bảo tàng Olympic thành nhà làm việc mới; cải tạo nền sân điền kinh sân Mỹ Đình, cải tạo mặt sân cỏ sân tập số 2), hạch toán vào quỹ của khu liên hợp, hoàn trả ngân sách nhà nước;

Nộp ngân sách nhà nước số tiền thuế gần 13,5 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước số tiền thuê đất còn phải nộp và số tiền chậm nộp (giai đoạn 2009 - 2018) với số tiền hơn 48 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, KLHTTQG không đòi được số tiền 658 tỉ đồng như đề cập ở trên.

Lãnh đạo Tổng cục TDTT cho biết, với những khoản nợ không thể đòi được, Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ để xin chỉ đạo hướng giải quyết.

Hại nội dung mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý, xem xét theo quy định pháp luật gồm:

Việc Khu liên hợp cho thuê mặt bằng các khu đất đã giải phóng mặt bằng đang chờ thực hiện dự án vi phạm nhiều quy định pháp luật, có dấu hiệu gây thất thu tiền ngân sách nhà nước do các đối tượng chưa nộp tiền thuê đất với số tiền lớn.

Việc Khu LHTTQH sử dụng đất thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư trạm phân phối gas với Công ty Tân An Bình vi phạm quy định pháp luật, về quản lý sử dụng tài sản công, có dấu hiệu gây thất thu tiền ngân sách nhà nước.

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến đồng ý kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại kết luận này.

Bộ TN-MT cũng cho rằng, Khu LHTTQG cho thuê mặt bằng là vi phạm quy định pháp luật về đất đai. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt hành chính (phạt tiền), vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục, thu hồi toàn bộ lợi ích có được do vi phạm và hoàn trả mặt bằng như ban đầu.

Theo Cục thuế TP Hà Nội, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai chấp thuận, đơn vị có trách nhiệm thực hiện kê khai và nộp nghĩa vụ tài chính phát sinh theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, Khu LHTTQG đã không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.