"Tết này ai đến xông nhà" Đại gia địa ốc?

(PLO) - Câu chuyện tình yêu của chàng kiến trúc sư trong bộ phim "Tết này ai đến xông nhà" của đạo diễn Trần Lực hơn 10 năm trước bất chợt làm người viết nhớ đến nỗi ưu tư của những đại gia địa ốc một thời.
Mùa xuân đang gõ cửa xông nhà trên khắp nẻo thế gian
Mùa xuân đang gõ cửa xông nhà trên khắp nẻo thế gian
"Tết này ai đến xông nhà" là câu chuyện về chàng kiến trúc sư Thi (Quốc Khánh thủ vai) đã ngoài 40 tuổi, trải qua nhiều cuộc tình mà vẫn chưa tìm được vợ chỉ vì những cô gái đó không đủ tiêu chuẩn mà chàng đặt ra. Phụ lòng người bạn thời thanh mai trúc mã, Thi chạy theo những mối tình vô vọng để rồi xuân lại trôi qua trong nỗi cô đơn, tiếc nuối về những tháng ngày đuổi hình, bắt bóng.
Bộ phim của đạo diễn Trần Lực hơn 10 năm trước bất chợt làm người viết nhớ đến tình cảnh bẽ bàng của những đại gia địa ốc một thời. Mải mê với những ‘người tình’ là dự án cao siêu, hoành tráng (để rồi tồn kho, nợ xấu); trong khi cái mà hầu hết mọi người cần chỉ đơn giản là một căn nhà vừa với khả năng chi trả, nhiều đại gia bất động sản đang phải trả giá đắt cho những giấc mộng phù phiếm.
Đây là thời điểm những bình phong cuối cùng của thị trường bất động sản bị rũ bỏ để phơi bày phần lớn sự thật về nợ xấu, hàng tồn chất cao như núi. Những cố gắng thúc đẩy thị trường của những doanh nghiệp này gần như vô vọng khi những sản phẩm mà họ làm ra trước đây không phù hợp với túi tiền của những người tiêu dùng cuối cùng. Sự thật nào cũng đến ngày được phơi bày dưới ánh mặt trời. Những người đứng đầu doanh nghiệp làm ăn thất bát như Vina Megastar hay PVL... đã được tạm giam. Mỗi "đại gia" sẽ phải bắt đầu lại cuộc đời của mình một cách đầy khó nhọc.
Những doanh nghiệp nghìn tỷ trước đây như Quốc Cường Gia Lai nay tài sản bằng tiền hoặc tương đương tiền trong túi chỉ còn bằng 1 phần nghìn. Thậm chí, chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải gán nhà, gán đất cho ngân hàng với hy vọng cứu vãn sự đổ vỡ của doanh nghiệp... Nhưng so với những người phải vướng vòng lao lý kể trên, như thế vẫn còn là may.
Thị trường bất động sản năm 2013 kết thúc hững ngày tháng cuối cùng bằng vụ án của ông Lê Hoà Bình – Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Kế toán trưởng Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 trong vụ bán khống đất dự án Thanh Hà A – Cienco 5 (Hà Đông, Hà Nội).
Vụ án khép lại cho ông Lê Hoà Bình với bản án chung thân và bà Nguyễn Thị Kim Thoa 17 năm tù. Nhưng nỗi đau mất mát, ly tán cho hàng trăm gia đình có người thân mua phải đất khống của Công ty 1/5 dự án thì vẫn còn nguyên. Đó cũng là lời cảnh bảo nghiêm khắc cho những nhà đầu tư tham gia vào thị trường địa ốc với giấc mộng đổi đời nhanh chóng...
... Khổ tận, cam lai. Thị trường bất động sản những ngày tháng cuối cùng của năm Quý Tỵ đã le lói những tia nắng mới. Những dự án căn hộ nhỏ, giá bình dân đang từng bước hồi sinh cho thị trường địa ốc.
Ông Nguyễn Hiền – một viên chức về hưu mới chuyển về sinh sống tại phòng 309, nhà A3D1, Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) vừa nhận món quà chúc mừng năm mới Giáp Ngọ từ Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong chuyến thị sát cuối năm tại dự án này. Câu chuyện ở Đặng Xá là bình thường khi lãnh đạo Thành phố và Bộ Xây dựng thăm viếng, chúc tết người dân nhân dịp xuân về. Nhưng Tết này, sự kiện lại trở nên đặc biệt với người đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Vài ba xuân trước, các đại gia bất động sản “xông nhà” với hoa đào cổ thụ, siêu xe, rượu ngoại... có thể làm cho những viên chức về hưu như ông Nguyễn Hiền ở Đặng Xá phải chạnh lòng; thì nay, chính cái Tết đơn sơ, mộc mạc nhưng ấm áp tình thân của những người lao động một nắng hai sương, chắt chiu cả đời cho căn nhà mơ ước mới là điều khiến những đại gia phải mơ ước. Nhiều người trong số các đại gia ấy nay đã phải lánh về nơi xa xôi, khuất nẻo để lãng quên giấc mộng phù hoa. May thay, mùa xuân vẫn thủy chung, đúng hẹn mà không cần đến siêu xe hay rượu ngoại. Mùa xuân cứ vô tư gõ cửa xông nhà trên khắp nẻo thế gian, dù đó là nhà của người viên chức về hưu hay đại gia thất thế!
Theo Đầu tư
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.