Sớm hình thành sàn giao dịch quốc gia về bất động sản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các chuyên gia, việc lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước quản lý thể hiện rõ sự quyết liệt từ phía Chính phủ trong công cuộc minh bạch hóa thị trường bất động sản. Điều này sẽ tác động mạnh đến hoạt động mua - bán nhà đất của các môi giới hiện nay.
Ảnh minh họa - nguồn Dân Việt.
Ảnh minh họa - nguồn Dân Việt.

Áp dụng cho cả tài sản công và khu vực tư nhân

Mới đây, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Xây dựng nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất thì Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản (BĐS) và quyền sử dụng đất.

Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cần hình thành sàn giao dịch quốc gia về BĐS và quyền sử dụng đất, áp dụng cho cả tài sản công và khu vực tư nhân cũng như tạo điều kiện cho các sàn giao dịch tư nhân phát triển lành mạnh. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản pháp lý quy định vị trí, mối quan hệ giữa sàn giao dịch BĐS công lập và tư nhân; quy chuẩn, tiêu chuẩn của doanh nghiệp, hàng hóa tham gia giao dịch trên sàn; cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và trách nhiệm của các sàn giao dịch đối với doanh nghiệp, hàng hóa giao dịch trên sàn; cơ chế kết nối thông tin, dữ liệu giữa các sàn giao dịch...

Với các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch BĐS, quyền sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh hay thu lợi nhuận thì không bắt buộc thực hiện trên sàn giao dịch. Tuy nhiên, cần có chính sách khuyến khích để góp phần công khai, minh bạch giá BĐS cũng như thu thập dữ liệu về thị trường đất đai.

Liên quan đến chỉ đạo về việc sớm hình thành sàn giao dịch BĐS quốc gia, trao đổi trên báo chí, nhiều ý kiến cho rằng, việc lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất, do cơ quan nhà nước quản lý sẽ tác động mạnh đến hoạt động mua - bán nhà đất của các môi giới hiện nay, giúp các thông tin như giá cả, tình trạng pháp lý, người bán có là chủ sở hữu hợp pháp hay không được thể hiện rõ ràng, minh bạch.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, sàn giao dịch sẽ giúp xây dựng được một cơ sở dữ liệu về các giao dịch mua bán. Nhờ đó mà mọi thứ được công khai, minh bạch, giao dịch như thế nào chúng ta đều biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, trước đây phía nhà đầu tư bỏ vốn để tạo ra các sản phẩm BĐS, sau đó nhà đầu tư lại trực tiếp phân phối ra thị trường. Thực tế cho thấy với một vòng tròn khép kín này có thể tạo ra sự độc quyền cho các chủ đầu tư bởi tính công khai, minh bạch không cao. Do vậy, nhiều người muốn mua lại khó tiếp cận khi nảy sinh mặt trái là xuất hiện doanh nghiệp sân sau, hay bán cho người quen... để tạo sự khan hiếm giả tạo nhằm đầu cơ nâng giá.

Góp phần hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (tháng 6/2023), các quy định về sàn giao dịch BĐS trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý.

Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Bộ Xây dựng vừa xin ý kiến Chính phủ về giao dịch BĐS phải qua sàn khi hoàn thiện, chỉnh lý Dự thảo Luật. Theo đó, phương án 1, không bắt buộc mà khuyến khích các giao dịch (mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, thuê nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án) phải qua sàn. Quy định này tương tự đang áp dụng hiện nay, tức khách hàng chủ động, tự chọn phương thức giao dịch mua bán. Họ phải tự kiểm chứng chất lượng, pháp lý, giá cả của BĐS.

Nhưng cách này, theo Bộ Xây dựng, Nhà nước sẽ thiếu công cụ quản lý, kiểm soát dữ liệu thông tin thị trường, bởi nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch không báo cáo số liệu, sai thực tế. Mặt khác, quy định này cũng tạo ra hệ lụy về thất thu thuế, khó kiểm soát trong phòng, chống rửa tiền.

Phương án 2, Dự thảo Luật sẽ quy định bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện mọi giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê mua... qua sàn. Còn tổ chức, cá nhân thì khuyến khích. Bộ Xây dựng lý giải, việc chủ đầu tư giao dịch qua sàn BĐS sẽ bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền. Thị trường sẽ được minh bạch, chống “lợi ích nhóm” trong trường hợp chủ đầu tư cố tình “bắt tay” với sàn, người mua nhà để giao dịch ngầm nhằm trốn thuế, ôm hàng, tăng giá bán.

Các sàn giao dịch sẽ có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra tính pháp lý dự án nếu bắt buộc mua bán BĐS trên giấy phải qua sàn. Với người mua nhà, quyền lợi của họ được bảo đảm khi có thông tin an toàn, tránh mua nhầm dự án “ma”, không đủ pháp lý. Nhà nước có công cụ quản lý thông tin thị trường BĐS, chống thất thu thuế và thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch...

Thực tế, quy định các giao dịch nhà đất phải thông qua sàn từng được nêu tại Luật Kinh doanh BĐS 2006, nhưng sau đó được bỏ khi sửa Luật vào năm 2014 và áp dụng đến nay. Trình Quốc hội tại Kỳ họp hồi tháng 6, Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại điều kiện bán BĐS hình thành trong tương lai bắt buộc phải qua sàn giao dịch. Tuy nhiên, quy định này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội và đa phần cho rằng không nên bắt buộc, chỉ khuyến khích giao dịch qua sàn do lo ngại vi phạm quyền tự do, nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.
Một góc khu vực trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Quỳnh Trần

Rà soát đất để xây nhà xã hội ở Đà Lạt

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở và địa phương rà soát quỹ đất để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) năm 2025. Trong đó, TP Đà Lạt rà soát quỹ đất đang bố trí nhà tạm cư nhỏ lẻ, không hiệu quả hoặc một số vị trí đất công ở xa trung tâm để lập quy hoạch xây NƠXH, báo cáo trước ngày 25/6.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Quản lý quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản ổn định, minh bạch

Ngày 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).
Hình ảnh minh họa.

Đất chuyên dùng, quỹ nhà sử dụng sai mục đích sẽ được Hà Nội xử lý dứt điểm

(PLVN) - Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, cả Thành phố hiện có 840 cơ sở nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước đang được cho thuê trái phép hoặc bỏ trống, chưa được khai thác hiệu quả, tổng cộng là hơn 178.000m2 nhà và 155.000m2 đất. Quỹ nhà, đất này tập trung chủ yếu ở 4 quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.