Quảng Ngãi: Nhiều khó khăn trong thi hành án cho ngân hàng, doanh nghiệp

(PLO) - Đây là một trong những khó khăn nổi lên trong công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn Quảng Ngãi 10 tháng năm 2018.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy là một trong những giải pháp được Cục THADS Quảng Ngãi thực hiện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao (ảnh minh họa)
Kiện toàn tổ chức, bộ máy là một trong những giải pháp được Cục THADS Quảng Ngãi thực hiện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao (ảnh minh họa)

Trong năm 2018, Cục THADS tỉnh Quảng Ngãi luôn xác định việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS theo Nghị quyết của Quốc hội; Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực THADS năm 2018; Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS là nhiệm vụ chủ yếu, nên Cục THADS đã tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khó khăn và quán triệt triển khai đồng bộ các mặt công tác ngay từ đầu năm để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy vậy, kết quả 10 tháng năm 2018, các cơ quan THADS tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạt 61%/73% về việc và 17%/32% về tiền, tỷ lệ thi hành án xong cao hơn 1% về tiền nhưng thấp hơn 2% về việc so với cùng kỳ năm 2017, một số Chi cục THADS đạt kết quả thấp cả về việc và về tiền nhưng chưa đề ra giải pháp thực hiện, chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác THADS. 

Một trong những khó khăn được Cục THADS Quảng Ngãi chỉ ra là việc thi hành án cho ngân hàng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: nhiều vụ Tòa án tuyên bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh, Tòa án tuyên giao cho Ngân hàng được phát mãi để thu hồi nợ vay nếu bên vay không trả được nợ, do đó cơ quan THADS không có quyền xử lý tài sản khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, nhưng trong quá trình thi hành án, Ngân hàng không thỏa thuận với bên thế chấp hoặc không tự xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ, cơ quan thi hành án đã chủ trì mời họp liên ngành bàn biện pháp giải quyết, đã yêu cầu Tòa án giải thích rõ trường hợp Ngân hàng (bên nhận thế chấp) không xử lý được tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì Ngân hàng có được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý hay không nhưng Tòa án giải thích không đạt yêu cầu, do đó vụ việc kéo dài nhiều năm. 

Một số vụ tài sản thế chấp không đúng với thực tế, tài sản của hộ gia đình nhưng các thành viên của hộ không ký Hợp đồng thế chấp hoặc bên thế chấp, bảo lãnh chỉ thế chấp quyền sử dụng đất, còn nhà ở, công trình trên đất không thế chấp nên khi cơ quan THADS kê biên thường có khiếu nại, khởi kiện tranh chấp tài sản.

Một số vụ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp có thẩm quyền kháng nghị hủy phần xử lý tài sản thế chấp nên phải chờ kết quả giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Một số vụ Tòa án tuyên bên vay phải tiếp tục thế chấp các tài sản khác (tài sản hình thành trong tương lai) để đảm bảo nghĩa vụ vay theo hợp đồng tín dụng, cơ quan Thi hành án đã yêu cầu đương sự cung cấp tài sản hình thành trong tương lai để có cơ sở giải quyết nhưng các bên không thực hiện nên khó thi hành.

Nhiều vụ tài sản khi Ngân hàng thẩm định để cho vay có giá khá cao, đến giai đoạn thi hành án thì giá trị còn lại rất thấp, khi đưa ra đấu giá không có người mua phải hạ giá nhiều lần.

Trong gần 3 tháng còn lại của năm 2018, để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ do Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS giao, Cục THADS tỉnh phải tăng cường hướng về cơ sở, tổ chức làm việc với các đơn vị Chi cục để tìm biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kết quả THADS trong năm 2018, đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Theo đó, Cục THADS cho biết sẽ tiếp tục hướng về cơ sở, thường xuyên tổ chức làm việc với các Chi cục, các Chấp hành viên đạt tỷ lệ thấp để chỉ đạo, đôn đốc Chấp hành viên tích cực xác minh, phân loại án, đẩy nhanh tiến độ tổ chức thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc liên quan đến án tổ chức tín dụng ngân hàng, các vụ việc phức tạp, kéo dài, án trọng điểm; bảo đảm chính xác, thống nhất trong công tác báo cáo, thống kê.

Đồng thời, vận dụng Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết đối với một số vụ việc thi hành án cho ngân hàng có vướng mắc, yêu cầu Ngân hàng có cơ chế miễn, giảm lãi, tích cực phối hợp với người phải thi hành án, người có tài sản thỏa thuận tìm biện pháp xử lý tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm để thi hành án. 

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý, đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kỷ luật công chức, người lao động các cơ quan THADS; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp.

Cục THADS cũng kiến nghị Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS kiến nghị với cấp có thẩm quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại thẩm định giá tài sản trước khi cho vay phải đúng giá trị thực tế của tài sản, đúng hiện trạng tài sản, phối hợp cung cấp thông tin tài sản để thi hành án; tạo cơ chế, hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thương mại là người được thi hành án xem xét miễn giảm lãi, tích cực tìm người mua tài sản kê biên hoặc nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp tài sản đã hạ giá nhiều lần nhưng không bán được; tích cực rà soát các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm để phối hợp với cơ quan THADS giải quyết hiệu quả. 

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.
Khu chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D.

Hải Phòng quyết định ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

(PLVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng mới chủ trì buổi kiểm tra thực địa và họp nghe báo cáo về tình hình quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố, nhằm tìm giải pháp bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói về việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận

(PLVN) - Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân khi ông trả lời phỏng vấn với PV Báo Pháp luật Việt Nam về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.