Những dấu ấn nổi bật của NHCSXH năm 2017

(PLO) - “Năm 2017 là năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay” – ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH chia sẻ về kết quả hoạt động năm 2017 của NHCSXH, cũng là năm thứ 15 hoạt động tín dụng CSXH theo Nghị định 78/2012/NĐ-CP.
Trong năm 2017 vừa qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hơn 2,1 lượt triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn
Trong năm 2017 vừa qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hơn 2,1 lượt triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

80% nguồn vốn tăng thêm dành cho chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

Năm 2017 là năm thứ 15 hoạt động của NHCSXH và cũng là năm ghi dấu ấn nổi bật nhiều hoạt động của NHCSXH, trong đó năm 2017 là năm NHCSXH có lượng vốn tín dụng chính sách cho vay mới lớn nhất từ trước tới nay, đạt gần 60.000 tỷ đồng, tăng trên 5.000 tỷ đồng so với năm 2016. Xin ông cho biết, vốn CSXH thực hiện qua NHCSXH đã tác động thế nào tới đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách?

- Trong năm 2017 vừa qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hơn 2,1 lượt triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp trên 400 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 210 nghìn lao động có việc làm; 62 nghìn học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; trên 1,2 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 41 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo… 

Đến hết năm 2017, tổng dư nợ của NHCSXH  đạt khoảng 172.000 tỷ đồng, tăng gần 15.000 tỷ đồng, với trên 6,7 triệu hộ đang có dư nợ. Với nguồn vốn tăng thêm đó,  NHCSXH dành 80% cho chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm qua đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước,  trong đó, tập trung ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới... Đặc biệt đối với các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, ngoài việc động viên, thăm hỏi kịp thời và chỉ đạo nắm chắc thiệt hại để xử lý nợ bị rủi ro theo quy trình, đã kịp thời bổ sung thêm vốn khôi phục sản xuất. Đối với các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua, NHCSXH đã bổ sung gần 300 tỷ để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn khôi phục sản xuất, đồng thời đã xử lý rủi ro hơn 10.980 món vay, với số tiền trên 234 tỷ đồng của người vay vốn bị thiệt hại. 

NHCSXH đã thực hiện những giải pháp gì để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, thưa ông?

-  Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác nguồn vốn. Thứ nhất, NHCSXH thực hiện tốt công tác phát hành trái phiếu theo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thứ hai, NHCSXH  nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhà nước. Thứ ba, NHCSXH tăng cường huy động tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân tại trụ sở NHCSXH cũng như huy động tiền gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã.

Bên cạnh đó, NHCSXH đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các chủ đầu tư trong và ngoài nước chuyển vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác… Đặc biệt, NHCSXH đã tích cực thu hồi tốt nợ đến hạn của các chương trình để thực hiện cho vay quay vòng, với số tiền trên 45.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội

Với kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ấn tượng như thế, chất lượng tín dụng của NHCSXH năm qua như thế nào, thưa ông?

- Trong năm qua, cùng với việc đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH đã tích cực làm tốt công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Nợ quá hạn chỉ chiếm khoảng 0,41% tổng dư nợ, thấp nhất trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay. Quy trình cho vay và đối tượng cho vay được thực hiện nghiêm túc, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn hoạt động đạt chất lượng tốt và khá đạt trên 96%, chỉ còn 1,62% Tổ có chất lượng kém, công tác phối kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương được củng cố. Đặc biệt, việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác được nâng cao.

Để phục vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện tốt việc tổ chức giao dịch tại 10.974 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở  UBND cấp xã. Khách hàng giao dịch tại Điểm giao dịch xã được giao dịch một cửa thuận lợi và hiện đại như khách hàng giao dịch tại trụ sở Ngân hàng. Năm 2017, NHCSXH đã tổ chức được gần 148 ngàn phiên giao dịch tại xã, với tổng giá trị hoạt động phục vụ của Ngân hàng tại Điểm giao dịch xã chiếm trên 85% tổng giá trị hoạt động phục vụ của Ngân hàng với khách hàng. 

Khẳng định phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù phù hợp với cấu trúc chính trị của Việt Nam

Thưa ông, từ kết quả hoạt động tín dụng CSXH trong 15 năm  qua đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách qua NHCSXH như thế nào?

- Kết quả hoạt động tín dụng CSXH trong 15 năm thể hiện mô hình tổ chức thực hiện tín dụng CSXH ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc của hệ thống chính trị ở nước ta. 

Kết quả hoạt động tín dụng CSXH trong 15 năm cũng đã xây dựng và tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù phù hợp với cấu trúc chính trị của Việt Nam, theo đó, việc phân công trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách; thực hiện dân chủ, công khai hoạt động tín dụng chính sách trong cộng đồng dân cư; kết hợp sự tham gia của 4 tổ chức chính trị - xã hội với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách. 

15 năm qua, chúng ta cũng đã xây dựng thành công bộ máy điều hành NHCSXH, cách thức hoạt động có hiệu quả, được các cơ quan Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đánh giá cao. Thông qua hoạt động giao dịch tại xã đã tiết giảm chi chi phí cho người vay vốn, đồng thời phát huy dân chủ, giám sát xã hội, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng.

Qua hoạt động tổng kết 15 năm hoạt động tín dụng chính sách, NHCSXH đã đề ra định hướng phát triển tín dụng CSXH trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

- Thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới; không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Đội ngũ cán bộ làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người vay vốn.

Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, ngoài nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước, NHCSXH tiếp tục đẩy mạnh nhận nguồn vốn ủy thác tại địa phương; đồng thời kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, hội, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước ủy thác vốn, đóng góp vốn tự nguyện không hoàn lại để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo lập đời sống.

Xin cám ơn ông.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.
Khu chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D.

Hải Phòng quyết định ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

(PLVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng mới chủ trì buổi kiểm tra thực địa và họp nghe báo cáo về tình hình quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố, nhằm tìm giải pháp bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói về việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận

(PLVN) - Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân khi ông trả lời phỏng vấn với PV Báo Pháp luật Việt Nam về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.