Nghĩ về thanh tra, kiểm tra ngân hàng

(PLO) -Ngày 8/8/2018, Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng 6 tháng cuối năm 2018.
Hình minh họa
Hình minh họa

Đáng chú ý trong đó có nội dung Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng yêu cầu các cán bộ thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh sai phạm để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, nguy cơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng thời, tiến hành thanh tra đột xuất các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực bất động sản (BĐS), chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ...

Nên nhớ cho rằng, hiện tại, có bốn ngân hàng đang nắm 91% tổng dư nợ cho vay các dự án BOT, chủ đầu tư chỉ chi 10-15% vốn, còn lại vay ngân hàng. Người ta thường nói, các dự án BOT giao thông thường các nhà đầu tư “tay không bắt giặc” là thế, BOT gần như là “cục máu đông” của dòng tiền tệ là thế. Thậm chí, có dự án BOT, cán bộ Ngân hàng ngồi luôn ở các Trạm phu phí (có lúc gọi là Trạm thu giá) để thu luôn “tiền tươi thóc thật”. Nguy không?

Nói thêm, thống kê số liệu từ 8 ngân hàng “top đầu” cho thấy, dư nợ bất động sản các ngân hàng tính đến hết năm 2016 lên tới hơn 153.000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng “đứng đầu” có số dư nợ ngành này là gần 37.500 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 tổng dư nợ ở nhóm này. 

Văn bản chỉ rõ: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo; Kiên quyết xử lý những tổ chức tín dụng không chấp hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định pháp luật.

Sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia ngày càng giữ vai trò quan trọng; thậm chí, quyết định đối với ổn định nền kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng là “nạn nhân” của sự bất ổn kinh tế, rồi đến lượt nó lại là “thủ phạm” tác động vào những bất ổn này. 

Thanh tra và kiểm tra là cần thiết và đáng ra đó phải là việc làm thường xuyên. Lãnh đạo không có kiểm tra chưa phải là lãnh đạo, quản lý không có thanh tra chưa phải là quản lý. Mục đích cao cả nhất, “tầm” của “kiến nghị” sau cuộc thanh tra đó là về quản lý có cần thiết phải sửa đổi gì không chứ không chỉ “nằm ở giới hạn” thu bao nhiêu tiền thất thoát, chuyển cơ quan điều tra hay không.

Mấu chốt của thanh tra vì thế là “hiệu lực, hiệu quả”. Điều cần tránh của hoạt động thanh tra, kiểm tra là chồng chéo, đoàn sau “dẫm chân” lên đoàn trước hoặc lợi dụng quyền năng công vụ để gây phiền hà cho doanh nghiệp, “kiếm ăn”./.

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.