Vốn tín dụng cho DNNVV: Ngân hàng cần “may đo” cho doanh nghiệp

(PLO) - Có tới 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không tiếp cận được và không sử dụng vốn ngân hàng. Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây là tỷ lệ khá lớn và đã đến lúc các ngân hàng cần có phương thức “may đo” cho đối tượng DN này.
DNNVV có nhu cầu rất cao được tiếp cận vốn ngân hàng. (Ảnh minh họa)
DNNVV có nhu cầu rất cao được tiếp cận vốn ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Vốn, vốn và vốn

Tại Diễn đàn "Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV” do Báo Diễn đàn DN tổ chức hôm 7/8, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định, cách đây 30 năm, 3 vấn đề lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam, đó là: “Thứ nhất là vốn, thứ hai là vốn và thứ ba là vốn” và đến nay cũng không khác nhiều.   

Theo đó, Việt Nam mặc dù được xếp hạng thứ 29/190 quốc gia về chỉ số tiếp cận tín dụng, cùng với đó, năm 2017, DNNVV cũng chiếm 21% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn có đến 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn. 

Theo Chủ tịch VCCI, để 60% DNNVV không tiếp cận được nguồn vốn, trách nhiệm thuộc về cả ba nhà: Nhà nước, ngân hàng và DN. Liên quan đến ngân hàng, TS Lộc cho rằng “các ngân hàng hiện còn thờ ơ”. Thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế số và nền kinh tế khởi nghiệp, DN không có nhiều tài sản, nhưng cho vay bằng hình thức thế chấp tài sản vẫn chiếm lớn, cho vay căn cứ vào sản xuất, kinh doanh (SXKD) chưa trở thành cơ chế, chưa trở thành văn hoá tín dụng ở nước ta.

Chủ tịch VCCI cho rằng các ngân hàng cần nỗ lực nhiều hơn trong việc đưa ra phương thức cho vay mới, những gói cho vay hướng đầu tư mạnh cho khởi nghiệp, cho nông nghiệp căn cứ vào ý tưởng và phương án kinh doanh. Chủ tịch VCCI cũng đề nghị khuyến khích cho vay theo chuỗi cung ứng, tức là căn cứ vào phương án kinh doanh, chứ không phải căn cứ vào nhà xưởng. “Đầu tư phải chấp nhận rủi ro. Điều này đòi hỏi nỗ lực của hệ thống ngân hàng...” - Chủ tịch VCCI lưu ý.

Giải bài toán “bất đồng ngôn ngữ”

Vốn cho DNNVV xem ra vẫn là bài toán muôn thủa khi về phía ngân hàng có rất nhiều lý do để dè dặt trong việc “bơm” vốn cho đối tượng DN này. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, DN có phương án SXKD có hiệu quả, có khả năng trả nợ và đáp ứng yêu cầu, ngân hàng vẫn cho vay và theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), DN có tài sản hay không do ngân hàng quyết định, tuy nhiên ngân hàng cũng có cái khó khi hành lang pháp lý bảo vệ ngành ngân hàng chưa thống nhất và thật sự chưa có…

Đại diện NHNN cũng khằng định lĩnh vực nông nghiệp và DNNVV là đối tượng ưu tiên, kể cả về lãi suất… nhưng vẫn còn nhiều rào cản để DNNVV tiếp cân được vốn tín dụng, trong đó có cả nguyên nhân từ hạn chế của bản thân DNNVV (quy mô, năng lực tài chính, sổ sách kế toán, chưa có phương án SXKD hiệu quả…), cũng như một số TCTD còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định phương án SXKD của DNNVV, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực mới, còn nặng về tài sản đảm bảo cho khoản vay…

Theo TS Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, hiện nay giữa DNNVV và ngân hàng đang có sự bất đồng “ngôn ngữ” dẫn đến DN không tiếp cận được nguồn vốn. Sự bất đồng đó thể hiện các DNNVV “nói ngôn ngữ dân kinh tế”, trả lời cho câu hỏi sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào; trong khi đó ngân hàng lại “nói ngôn ngữ tài chính”, quan tâm đến việc kiểm soát dòng tiền… “Chính vì vậy muôn đời ngân hàng và DNNVV không thể gặp nhau do bất đồng…” - chuyên gia này khẳng định.

Theo ông, để gỡ bài toán này, có hai cách: Cách thứ nhất phải đi tìm “thông ngôn”, chính là các chuyên gia tư vấn, tổ chức bảo lãnh và các quỹ sẽ phải đóng vai trò làm thông ngôn phiên dịch giữa hai bên; Cách thứ hai, một trong hai bên phải học ngôn ngữ của bên kia. TS Ánh cho rằng, DNNVV cần cố gắng học ngôn ngữ ngân hàng. “Các DN đã có chuyên viên, kế toán tài chính, nhưng vấn đề ở đây là tư duy quản trị tài chính của các DNNVV lại yếu kém. Cho nên cái mấu chốt ở đây là thay đổi được tư duy của chính bản thân DN…”- chuyên gia đưa ra lời khuyên. 

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.